Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Bạch chỉ - Angelica dahurica

Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ. Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương. Có tên khoa học: Angelica dahurica (Fisch ox Hoffin) Benth et Hook f. thuộc họ Hoa tán - Apiaceae.

1.Hình ảnh và mô tả cây Bạch chỉ - Angelica dahurica

Cây Bạch Chỉ

Cây Bạch Chỉ - Angelica Dahurica

Tên khác: Hương bạch chỉ; hàng châu bạch chỉ

Tên khoa học: Angelica dahurica (Fisch. ex Hoffm.) Maxim.

Tên đồng nghĩa: Callisace dahurica Fisch. ex Hoffm.;

Mô tả: Cây thảo cao 0,5 -1m hay hơn, sống lâu năm. Thân hình trụ, rỗng, không phân nhánh. Lá to có cuống, phần dưới phát triển thành bẹ ôm lấy thân, phiến lá xẻ 2-3 lần long chim, mép khía răng, có lông ở gần lá mặt trên. Cụm hoa tán kép mọc ở ngọn. Hoa nhỏ màu trắng. Quả bế, dẹt.

Mùa hoa tháng 5-6, quả tháng 7.

2.Thông tin mô tả Dược Liệu

Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Angelicae Dahuricae, thường gọi là Bạch chỉ.

Nơi sống và thu hái: Cây nhập nội, trồng ở cả miền núi và đồng bằng. Thu hoạch củ vào mùa thu, tránh làm sây xát vỏ và gẫy rễ. Không lấy rễ ở cây đã ra hoa kết hạt. Rửa sạch, cắt bỏ rễ con, xông diêm sinh 24 giờ, rồi phơi hay sấy khô.

Thành phần hoá học: Cây có mùi thơm. Trong cây có tinh dầu, nhựa 1%, angelicotoxin 0,43%, byak angelicin, acid angelic, phellandren, dẫn chất furocoumarin. Các dẫn chất coumarin đã biết là isoimperatorin, imperatorin,

bergapten, phellopterin, oxypeucedanin, xanthotoxin.

Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính bình, có tác dụng khư phong, chỉ thống, hoạt huyết, bài nung, sinh cơ. Ngày nay người ta biết được tác dụng kháng khuẩn, tác dụng giảm đau, tác dụng chống viêm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: chữa cảm sốt, sổ mũi, nhức đầu, đau răng phong thấp nhức xương, bạch đới. Thu*c cầm máu trong đại tiện ra máu, chảy máu cam, mụn nhọt, mưng mủ, viêm tuyến vú ...

Ngày dùng 4-12g, dạng Thu*c sắc hay Thu*c bột.

Ðơn Thu*c:

1. Chữa mụn nhọt mưng mủ: Bạch chỉ, Ðương quy, Tạo giác mỗi vị 7g sắc nước uống.

2. Chữa viêm tuyến vú giai đoạn đầu: Bạch chỉ, Thổ bối mẫu mỗi vị 7g, tán thành bột uống với rượu ngày hai lần.

3. Chữa hôi miệng: Bạch chỉ 30g, Xuyên khung 30g, tán thành bột mịn, viên bằng hạt ngô, hàng ngày ngậm 2-3 viên.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-duoc-lieu-cay-bach-chi-angelica-dahurica)

Tin cùng nội dung

  • Giải biểu, khu phong, thắng thấp, hoạt huyết tống mủ ra, sinh cơ chỉ đau. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, nhức đầu vùng trán, đau xương lông mày, ngạt mũi
  • Cây của miền Đông Dương, mọc hoang và cũng được trồng ở các tỉnh miền núi và trung du, Có thể thu hái rễ quanh năm, thường lấy ở những cây nhỏ
  • Chữa cảm sốt, sổ mũi, nhức đầu, đau răng phong thấp nhức xương, bạch đới, Thuốc cầm máu trong đại tiện ra máu, chảy máu cam, mụn nhọt, mưng mủ
  • Bạch chỉ kháng khuẩn giảm đau là vị Thuốc quý được dùng từ lâu đời. Bạch chỉ được sử dụng trong rất nhiều bài Thuốc.
  • Bạch chỉ còn gọi là hương bạch chỉ, phong hương. Bạch chỉ có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng nhiều ở Hải Dương, Hà Nội, Vĩnh Phúc...
  • Bạch chỉ là vị Thu*c thường được dùng chữa cảm mạo, nhức đầu, ra mồ hôi, ngạt mũi, chảy nước mũi do viêm xoang, đau răng, phong thấp, bạch đới, cầm máu...
  • Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây cao 0,5-1m, sống lâu năm. Thân hình trụ rỗng, không phân nhánh.
  • Bạch chỉ là rễ của cây bạch chỉ hay xuyên bạch chỉ (Angelica dahurica Benth. Et Hook.; Angelica anomala Lallem.)...
  • Vì những loại thảo dược này có thể gây hại cho thai nhi của bạn, dẫn đến khuyết tật bẩm sinh hoặc kích thích các cơn co thắt tử cung.
  • Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây được trồng làm Thu*c, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY