Khoa học hôm nay

Phát hiện loại lá cây chứa chất cải lão hoàn đồng

Các nhà khoa học Áo vừa chứng minh được lợi ích chống lão hóa tuyệt vời của loại lá cây Ashitaba.
Lá cây Ashitaba

Ở Nhật Bản, những chiếc lá có vị đắng nhẹ của cây Ashitaba. Những chiếc lá này từng được các samurai Nhật Bản ăn bởi lâu nay, nó vẫn được biết đến là loại cây có lợi cho sức khỏe. Nhưng phải mãi tới gần đây, các nhà khoa học đến từ trường đại học Graz (Áo), mới chứng minh được lợi ích chống lão hóa tuyệt vời của loại thảo dược này.

Những chiếc lá keiskei koidzumi thuộc họ cây bạch chỉ (vẫn được biết đến nhiều hơn với pháp danh Ashitaba) là thành phần không thể thiếu trong các bữa ăn của các võ sĩ Samurai trong cả thiên niên kỷ.

Bao nhiêu năm trôi qua, những chiếc lá Ashitaba vẫn khiến loài người ngạc nhiên bởi đặc tính hồi sinh mạnh mẽ của nó. Nếu người ta cắt một chiếc lá ashitaba váo buổi sáng hôm trước, thì ngay ngày hôm sau, một chiếc lá khác đã mọc lên từ vết cắt này.

Trong quá trình tìm kiếm các hơp chất giúp trì hoãn quá trình lão hóa, các nhà khoa học của trường đại học Graz đã phát hiện ra một trong những hợp chất hoàn hảo nhất trong cây Ashitaba, hay còn được dịch sang tiếng Việt là “chiếc lá của ngày mai”.

Các nhà khoa học đặt tên cho hợp chất này DMC.

Khi họ thử nghiệm tác động của DMC đối với các tế bào ở loài sâu bọ hay bướm. Kết quả thu được rất ấn tượng. DMC có thể giúp những loài này kéo dài tuổi đời thêm 20%. Những thí nghiệm bổ sung cũng chỉ ra DMC giúp bảo vệ tế bào tim chuột và bảo vệ những con chuột thí nghiệm khỏi nguy cơ suy gan do nhiễm độc ethanol.

Trước đó, các nhà khoa học đã thử nghiệm tác động của DMC đối với các loại tế bào nấm men. Kết quả cho thấy DMC có thể bảo vệ các tế bào này khỏi tác động của quá trình lão hóa với hiệu quả tương đương, hoặc cao hơn một số hợp chất có khả năng bảo vệ tế bào đã được biết đến như chất resveratrol có trong vỏ trái nho.

Viết trên tạp chí Nature Communications, giáo sư Frank Madeo đến từ trường đại học Graz (Áo), tác giả của nghiên cứu cho biết, nhóm của ông đang lên kế hoạch biến tinh chất DMC thành một loại Thu*c có thể thay thế các phương pháp duy trì tuổi xuân khác hiện nay.

“Trong khi các tác động có lợi của một vài phương pháp ăn kiêng, đặc biệt là giới hạn việc dung nạp ca-lo, là không thể bàn cãi, nhưng đại đa số loài người đều cảm thấy quá khó khăn để tuân thủ nghiêm ngặt và đều đặn phương pháp này. Chính điều đó đã thôi thúc nghiên cứu của chúng tôi tìm kiếm các biện pháp dược lý thay thế tiềm năng hơn”, giáo sư Frank Madeo cho biết.

“Thật tình cờ là chúng tôi đã phát hiện ra DMC trong lá của cây thuộc họ bạch chỉ keiskei koidzumi, mà ở Nhật phổ biến với tên gọi là Ashitaba. Trên thực tế, các phương Thu*c cổ truyền ở châu Á rất coi trọng loại lá này. Người ta cho rằng chúng có tác dụng kéo dài tuổi thọ và tăng cường sức khỏe”, giáo sư Frank Madeo nói thêm. “Chính điều này càng làm tăng thêm kỳ vọng của chúng tôi rằng DMC có thể là một liệu pháp có thể áp dụng cho con người”, giáo sư Frank Madeo, hào hứng cho biết.

Nhóm nghiên cứu cũng đã bước đầu thực hiện các thí nghiệm tinh chất DMC với tế bào người. Kết quả sau đó cũng chỉ ra rằng DMC có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa.

Các nhà khoa học cho biết, bí quyết của việc làm giảm quá trình lão hóa chính là cách thức hoạt động của DMC. Tinh chất DMC hoạt động theo cách thúc đẩy cơ thể thanh lọc các tế bào già cỗi và bệnh tật ra khỏi cơ thể. Từ đó tạo những phiên bản “trẻ hơn”, khỏe mạnh hơn. Quá trình này được gọi là tự thực bào. Tự thực bào là một quá trình mà trong đó tế bào “ăn” các thành phần của chính nó. Đây là một cơ chế dị hóa cơ bản, liên quan đến sự thoái hóa những thành phần không cần thiết hoặc các thành phần bị rối loạn chức năng trong tế bào. Đây là quy trình quan trọng để duy trì sức khỏe khi cơ thể ngày càng lão hóa.

Trái lại, khi quá trình tự thực bào không hoạt động, nó sẽ dẫn đến các căn bệnh liên quan đến lão hóa bao gồm, các rối loạn liên quan đến mô thần kinh (diễn ra khi các phân tử bị phá hủy hoặc nhiễm độc tố tích lũy trong tế bào).

Tuy nhiên, các tác giả cũng thận trọng khuyến cáo dù các thí nghiệm đều cho thấy DMC có thể tác động tới tế bào của con người, nhưng đây mới là những giai đoạn nghiên cứu sơ khai. Hiện các nhà nghiên cứu đang kêu gọi thêm nhiều nghiên cứu sâu hơn trước khi có thể áp dụng thử nghiệm lâm sàng với người.

Cho tới nay, Ashitaba vẫn được sử dụng trong các bài Thu*c dân gian ở Nhật Bản với công dụng cải thiện hệ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình lành vết thương và ngăn nhiễm trùng. Ngoài ra, nông dân Nhật Bản cũng trồng cây Ashitaba làm thức ăn cho gia súc vì họ tin rằng những chiếc lá này sẽ cải thiện sức khỏe của bò, và nâng cao chất lượng sữa của chúng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/phat-hien-loai-la-cay-chua-chat-cai-lao-hoan-dong)

Chủ đề liên quan:

bạch chỉ cây bạch chỉ phát hiện

Tin cùng nội dung

  • Bệnh nhân tiểu đường có thể sớm kiểm tra xem có tổn thương thần kinh không, bằng cách sử dụng một thiết bị hoạt động bằng cách phát hiện bệnh tình qua mồ hôi.
  • Ung thư đại tràng điển hình biểu hiện bằng đi ngoài ra máu, đại tiện lỏng phân lẫn máu như máu cá nhưng cũng có khi đại tiện nhiều máu, đau bụng.
  • Teo thực quản là một dị dạng bẩm sinh, do rối loạn trong quá trình tạo phôi thai nên teo thực quản thường kèm theo các dị tật khác.
  • Huế đã triển khai thành công việc chẩn đoán sàng lọc và điều trị ung thư dạ dày sớm qua nội soi với sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ Nhật Bản.
  • Kỹ thuật nội soi mới giúp các bác sĩ phát hiện sớm chứng teo niêm mạc dạ dày gây khó tiêu, chán ăn. Trước đó bệnh hay bị nhầm với viêm dạ dày.
  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • “Cho tới giờ phút này, tôi có thể vẽ được bức tranh về cuộc chiến chống ung thư với mảng màu hồng”, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng khẳng định.
  • Em được biết, ngôi sao Hollywood Angelina Jolie chấp nhận cắt bỏ bầu ngực để loại trừ nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ gia đình. Trường hợp của em, cả mẹ và dì em đều bị ung thư vú. May mắn phát hiện rất sớm, điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Em (nữ, 24 tuổi), muốn tầm soát bệnh thì nên làm các xét nghiệm gì, ở đâu, chi phí là bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn nhiều.
  • Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây được trồng làm Thu*c, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY