Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Cỏ bươm bướm, Can chéo - Canscora decussata (Roxb.) Roem. et Schult

Theo y học cổ truyền, dược liệu Cỏ bươm bướm Rễ có những tính chất đắng và bổ của long đởm. Cây nhuận tràng, lọc máu, bổ thần kinh, trấn kinh. Ở Ấn Độ dịch cây tươi dùng trị bệnh tâm thần, động kinh, suy nhược thần kinh.

Hình ảnh cây Cỏ bươm bướm

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu cây Cỏ bươm bướm

Cỏ bươm bướm, Can chéo - Canscora decussata (Roxb.) Roem. et Schult, thuộc họ Long đởm - Gentianaceae.

Mô tả: Cây thảo hằng năm, cao khoảng 15cm, thân có 4 cạnh cao như cánh. Lá ít, không cuống; lá dưới xoan tròn, lá trên nhỏ như lá bắc; gân chính 3. Xim tam phân; cuống có cánh, dài 1cm; hoa cao 2cm; đài dài 1cm; thuỳ tràng tròn; nhị 4, bầu 1 ô. Quả nang hai van, với 1 hạt.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Canscorae Decussatae.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở vùng núi Tam Ðảo, dọc theo đường đi; cũng gặp ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Còn phân bố ở nhiều nước nhiệt đới châu á.

Tính vị, tác dụng: Rễ có những tính chất đắng và bổ của long đởm. Cây nhuận tràng, lọc máu, bổ thần kinh, trấn kinh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Ấn Độ dịch cây tươi dùng trị bệnh tâm thần, động kinh, suy nhược thần kinh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-co-buom-buom-can-cheo-canscora-decussata-roxb-roem-et-schult)

Tin cùng nội dung

  • Mùa thi đến rất gần, những áp lực thi cử, áp lực chọn trường, áp lực đỗ đạt và kỳ vọng của cha mẹ khiến nhiều học sinh phải nhập viện điều trị bệnh tâm thần.
  • Gia đình bạn gái cháu, 3 đời đều có người bị tâm thần. Mangyte ơi, cháu với bạn gái kết hôn rồi sinh con, liệu con cháu sau này có bị tâm thần không ạ?
  • Theo anh Khai, bài Thuốc chữa vô sinh này có hiệu quả muộn nhất là trong vòng 4 tháng. Đa số người dùng Thuốc của anh một lần là có kết quả, rất ít người đến tới lần thứ hai.
  • Không giữ trẻ chặt để kiềm chế cơn co giật. Đánh gió hay vắt chanh vào miệng bé có thể khiến động kinh nặng hơn.
  • Các cơn động kinh thường có những biểu hiện như co cứng, co giật toàn thân hoặc cục bộ, rối loạn tâm thần hoặc rối loạn ý thức mang tính lặp lại...
  • Rất nhiều người khi có triệu chứng bệnh tâm thần thì bản thân hoặc gia đình e ngại, tránh né không đi điều trị làm bệnh ngày càng nặng.
  • Người tâm thần phân liệt trải qua thời gian âm thầm trước khi bắt đầu bệnh với biểu hiện ăn ngủ thất thường, lời nói không trôi chảy, cảm nhận có điều phi thực tế.
  • Nhóm các nhà khoa học ở Mỹ vừa công bố kết quả nghiên cứu nhận dạng dấu hiệu để phát hiện tâm thần ở trẻ em.
  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
  • Động kinh là bệnh của hệ thần kinh trung ương trong đó hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn, biểu hiện bởi những cơn co giật (cơn động kinh) với những hành vi, triệu chứng, và cảm giác bất thường, bao gồm cả mất ý thức khi lên cơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY