Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh da tự tạo ở người trầm cảm

Một số bệnh nhân trầm cảm, rối loạn lo âu đến khám Bệnh viện Da Liễu TP HCM với tổn thương da nghiêm trọng do chính họ tạo ra.

Ngày 25/9, bác sĩ Phạm Đăng Trọng Tường, Phó Giám đốc Bệnh viện Da Liễu TP HCM, cho biết trường hợp bệnh nhân 50 tuổi đến khám vì có hai vết loét khó lành ở vùng tay phải.

Bác sĩ không ghi nhận thêm bất kỳ thương tổn nào khác trên cơ thể, các biểu hiện da cũng khó lý giải, khác với bình thường. người nhà cho biết bệnh nhân mắc trầm cảm sau khi bị đột quỵ gây liệt nửa người bên phải cách đây hai năm. hai vết loét này xuất hiện khoảng 4 tháng nay, hầu như không lành.

Người bệnh được chẩn đoán loét da tự tạo xuất hiện sau bệnh lý trầm cảm. Bác sĩ hướng dẫn người nhà cách chăm sóc vết thương, cho dùng thuốc kháng sinh, giảm viêm, đồng thời hỗ trợ tâm lý và điều trị chuyên khoa tâm thần. Sau một thời gian, tình trạng người bệnh ổn, các vết loét cũng biến mất và không xuất hiện trở lại.

Bác sĩ Tường thăm khám bệnh nhân. Ảnh: Lan Anh

Ngoài ra, gần đây bệnh viện tiếp nhận nữ bệnh nhân 48 tuổi, được người nhà đưa đến khám với nhiều vết đỏ da ở các vị trí khác nhau như cổ, ngực, lưng, bụng, đùi... Các bác sĩ nhận định người bệnh bị viêm da tiếp xúc gây phỏng (bỏng) da dạng cố tình.

"Bệnh nhân xuất hiện nhiều chỗ phỏng, vừa có mặt trước, mặt sau, lại rải rác trên nhiều vùng cơ thể giống cố tình gây viêm da tiếp xúc", bác sĩ phân tích. Biểu hiện này không phù hợp với đặc trưng của phỏng da do tiếp xúc hóa chất.

Người nhà cho biết bệnh nhân đang theo dõi tại chuyên khoa thần kinh. Bác sĩ chỉ định thuốc thoa ngoài da, đề nghị tái khám chuyên khoa tâm thần để được đánh giá lại. Sau khoảng hai tuần, các thương tổn đã khỏi và không thấy xuất hiện trở lại.

Cách đây không lâu, bệnh viện cũng tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị lở loét da vì cho rằng có "con gì bò trên da mình" nên lấy nhíp gắp gây viêm nhiễm. Bác sĩ nhận định bệnh nhân mắc chứng tâm thần hoang tưởng nhiễm ký sinh trùng.

Theo bác sĩ tường, bệnh da tự tạo là một dạng rối loạn giả bệnh, trong đó người bệnh tự gây tổn thương da bằng các vật dụng sẵn có hay các hóa chất như acid hoặc tiêm chích vật lạ, thuốc men... trên những bệnh nhân này, thương tổn da có đặc điểm, hình thái, vị trí... không giống các bệnh thường gặp, thường đáp ứng điều trị kém.

Quan sát và khai thác kỹ bệnh sử, bác sĩ nhận thấy người bệnh có những biểu hiện lo âu, trầm cảm hoặc các rối loạn tâm thần khác như hoang tưởng. bệnh nhân thường không ý thức việc mình làm hoặc luôn che giấu hành vi tự gây tổn thương. do đó, bác sĩ cần có cách tiếp cận động viên, chia sẻ và lắng nghe người bệnh.

Ông tường cho hay dù tỷ lệ bệnh da tự tạo không nhiều nhưng "chưa được quan tâm đúng mức". ngoài các bác sĩ chuyên khoa da liễu, bệnh nhân cũng cần được các chuyên gia tâm lý hỗ trợ điều trị, tư vấn giúp thay đổi hành vi, cũng như sự quan tâm, chăm sóc của cả gia đình và xã hội.

Lê Phương

VnExpress đang tổ chức chương trình chia sẻ kinh nghiệm với chủ đề "Trầm cảm tuổi vị thành niên" trên nền tảng eBox. Chương trình giúp các bậc phụ huynh và nhà làm giáo dục lắng nghe kinh nghiệm, chia sẻ từ 3 diễn giả TS Đặng Hoàng Giang, Viện trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa và Nguyễn Lâm Thảo Tâm đại diện cho tiếng nói của người trẻ. Độc giả quan tâm có thể tìm hiệu tại đây.

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/benh-da-tu-tao-o-nguoi-tram-cam-4515543.html)

Tin cùng nội dung

  • Áp lực phải thi đỗ đại học kiến nhiều học sinh lo lắng phải mất ăn mất ngủ... Và khi bị căng thẳng thì có bao câu chuyện đau lòng xảy ra.
  • Trầm cảm nhẹ và vừa phải là một phản ứng bình thường của cơ thể đối với những thăng trầm của cuộc sống.
  • Những phụ nữ có cuộc sống tinh thần không ổn định bị mắc những bệnh thận mạn tính nhiều hơn 20% so với những phụ nữ khác.
  • Việc dạy dỗ, giáo dục một đứa con tự kỷ trở thành nỗi quan tâm, lo lắng của nhiều bậc cha mẹ.
  • Có đến 15% người trưởng thành bị trầm cảm. Dấu hiệu bệnh đôi khi rất thông thường nên mọi người dễ dàng bỏ qua.
  • Các nhà khoa học Hà Lan vừa cho biết một trong những phương pháp có thể giúp giảm triệu chứng trầm cảm ở người cao tuổi là dùng ánh sáng trị liệu.
  • Không chỉ người già bị bệnh trầm cảm mà ngày càng nhiều học sinh, sinh viên cũng mắc bệnh này. 7 cách sau sẽ giúp bạn có trạng thái tinh thần tốt.
  • Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Tilburg (Hà Lan) sau khi khảo sát ở 5.785 người tại Mỹ trong 10 năm.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY