Theo Đông Y Dây thường xuân Vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng khu phong, lợi thấp, bình can, giải độc. Thân, lá, hạt nấu uống với rượu ấm có thể dùng để giải ngộ độc. Hạt ngâm rượu để trị bệnh phong huyết, đau lưng.
1.Cây Dây thường xuân - Hedera nepalensis K. Koch var. sinensis (Tobl.) Rehd., thuộc họ Nhân sâm - Araliaceae.
Cây Dây thường xuânTên Khoa học: Hedera sinensis (Tobl.) Hand.-Mazz.
Tên tiếng Anh:
Tên tiếng Việt: Dây thường xuân; Bách cước ngô công
Tên khác: Hedera himalaica var. sinensis Tobl.; H. nepalensis K. Koch var. sinensis (Tobl.) Rehd.;
Mô tả: Cây leo thường xanh có nhiều rễ móc khí sinh, không có gai. Lá đơn không có lá kèm, phiến lá phân thuỳ, dài 5-10cm, rộng 3-8cm, gân chân vịt. Cụm hoa chuỳ, gồm nhiều tán, có lông sao. Hoa nhỏ, màu vàng trắng và lục trắng; lá bắc rất nhỏ, đài có 5 răng nhỏ; tràng 5, gốc rộng, có một mào cuốn ở giữa; nhị 5, bầu 5. Quả hạch tròn, khi chín màu đen.
Hoa tháng 5-8, quả tháng 9-11.
Bộ phận dùng: Thân dây - Caulis Helerae Sinensis, thường gọi là Thường xuân đằng.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở rừng ẩm Lào Cao (Sapa), Lai Châu. Có thể thu hái dây quanh năm.
Thành phần hoá học: Thân cây có tanin và nhựa. Lá chứa hederin, inositol và carotin.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng khu phong, lợi thấp, bình can, giải độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thân, lá, hạt nấu uống với rượu ấm có thể dùng để giải ngộ độc. Hạt ngâm rượu để trị bệnh phong huyết, đau lưng.
Ở Trung Quốc, dây dùng trị viêm khớp đau nhức, viêm gan, đau đầu, nôn ra máu, mắt mờ, nhọt độc sưng đau.
Ở Ấn Độ, lá dùng làm Thu*c chườm nóng trị sưng hạch; quả dùng hãm uống trị thấp khớp.