Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Hoàng đàn - Cupressus funebris

Hoàng đàn rủ, các tên gọi khác hoàng đàn liễu, hoàng đàn cành rủ, ngọc am, người Trung Quốc gọi là bách mộc (柏木) (danh pháp hai phần: Cupressus funebris) là một loài hoàng đàn bản địa chủ yếu tại trung và tây nam Trung Quốc.

1.Hình ảnh Hoàng đàn, Hoàng đàn liễu, Hoàng đàn cành rủ, Ngọc am - Cupressus funebris Endl.

Hoàng đàn, Hoàng đàn liễu, Hoàng đàn cành rủ, Ngọc am - Cupressus funebris Endl., thuộc họ Hoàng đàn - Cupressaceae.

Mô tả: Cây gỗ lớn cao tới 30m, đường kính 70-80cm. Thân thẳng tròn, dáng hẹp. Tán rậm rạp, cành nhiều, mảnh, dẹt, rủ xuống. Lá hình vẩy nhọn, lưng có điểm tuyến dọc. Nón quả hình cầu, đường kính 1-1,2cm, vẩy hạt 4 đôi, một đôi gốc không sinh hạt, chóp vẩy có đầu nhọn; mỗi vẩy mang 5-6 hạt; hạt có cánh nhỏ.

Ra hoa tháng 4, nón chín tháng 5, tháng 6 năm sau.

2.Thông tin mô tả dược liệu

Bộ phận dùng: Quả, rễ, cành lá, tinh dầu, vỏ cây - Fructus, Radix, Ramulus, Oleum et Cortex Cupressi.

Nơi sống và thu hái: Cây gặp rải rác ở độ cao 250m-1500m, thường phân bố ở sườn và đỉnh núi đá vôi, như ở các dãy núi Cai Kinh (Lạng Sơn), Na Hang (Tuyên Quang), Thạch An (Cao Bằng). Còn phân bố ở miền Trung và miền Nam Trung Quốc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hoàng đàn là loài cây cho gỗ quý, không bị mối mọt, dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng trong gia đình. Gỗ mục có mùi thơm, dùng làm hương tốt. Rễ và cả gỗ thân cây dùng để cất tinh dầu; cứ khoảng 150kg cất được 7-8 lít tinh dầu; ở rễ, hàm lượng tinh dầu cao hơn. Tinh dầu dùng làm Thu*c xoa bóp chỗ sưng tấy và chữa bệnh ngoài da, sai khớp xương, bôi vết thương chóng lành. Vỏ cây nấu cao chữa đau bụng.

Ở Trung Quốc, người ta dùng quả trị phong hàn, cảm mạo, đau dạ dày và thổ huyết; rễ trị đòn ngã tổn thương và lá dùng trị bỏng. Rễ, thân, cành, lá đều có thể cất lấy tinh dầu.

3.Thông tin hình ảnh, Sách đỏ Việt Nam

HOÀNG ĐÀN RỦ

Tên Việt Nam: HOÀNG ĐÀN RỦ

Tên Latin:Cupressus funebris

Họ:Hoàng đàn Cupressaceae

Bộ:Hoàng đàn Cupressales 

Lớp (nhóm):Cây gỗ lớn  

Cupressus funebris Endl. 1847

Chamaecyparis funebris (Endl.) Franco

Cupressus funebris var. gracilis Carrière

Juniperus quaternata Miq.

Platycyparis funebris (Endl.) A.V.Bobrov & Melikyan

Họ: Hoàng đàn Cupressaceae

Bộ: Hoàng đàn Cupressales

Đặc điểm nhận dạng:  Cây gỗ nhỡ, cao 15- 20m, có tán hình tháp, vỏ thân màu đỏ nâu và nhẵn. Cành mọc đứng, đầu rủ xuống. Cành nhỏ, dẹt, xếp ít nhiều trên một mặt phẳng. Lá hình vảy, màu lục lam, mọc thành 4 dãy, hai dãy lưng bụng hình vảy dẹt, ôm sát cành, trừ đầu nhọn tự do, ở mép lá có răng và có tuyến ở lưng không rõ, dài 6 - 7mm; hai dãy lá bên hình thuyền, có đầu nhọn, nón đực hình trứng - thuôn, tiết diện 4 cạnh; gồm 6 - 8 đôi nhị, mỗi nhị mang 4 - 5 túi phấn.

Nón cái mọc đơn độc ở đầu cành, khi trưởng thành gần hình cầu, đường kính 1 - 2cm, gồm 6 - 8 vảy, hình 4 - 5 cạnh: có mái hơi bị dẹt với môt mũi nhọn cong ở giữa. Hạt 3 - 5 ở mỗi vảy hữu thụ, hinh thuôn ngắn- dẹt, màu nâu đỏ, rộng hơn và có một mũi nhọn ở đầu, có cánh rộng với nhiều điểm tuyến tiết nhựa đỏ.

Sinh học, sinh thái: Mọc rất rải rác trong rừng rậm nhlệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, chủ yếu ở đai núi thấp, trên núi đá vôi, ở độ cao 400 - 1500m. Nón xuất hiện tháng 3 - 4, hạt chín sau 2 năm vào tháng 7 - 8.

Phân bố: Việt Nam: Hà Giang (Đồng Văn) và Lạng Sơn (Chi Lăng: Sông Hóa).

Thế giới: Trung Quốc, ấn Đô, Nêpan, Buhtan.

Giá trị: Gỗ cứng, mịn, màu vàng nhạt, được ưa chuộng để đóng đồ dùng gia đình như bàn giường.. Cây trồng làm cảnh có giá trị vì dáng đẹp. Loài hiếm. Có thể bị đe dọa tuyệt chủng vì bị chặt lấy gỗ thay Hoàng đàn (Cupressus torulosa) để làm bột hương.

Đề nghị biện pháp bảo vệ: Là đối tượng bảo vệ một trong số khu rừng trên núi đá vôi ở vùng Đồng Văn - Phó Bảng (tỉnh Hà Giang). Nên sớm đưa vào trồng làm cảnh đẹp ở những vùng núi có điều kiện sống thích hợp.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - trang 393.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-hoang-dan-cupressus-funebris)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY