Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Hông - Paulownia fortunei (Seem.) Hemsl

Dược liệu Hồng có Vị đắng, tính hàn; có tác dụng khư phong trừ thấp, giải độc tiêu thũng. Rễ dùng làm Thu*c chữa phong thấp, đau nhức xương, vỏ rễ chữa gân cốt ứ đau. Vỏ cây chữa đòn ngã tổn thương. Hoa và lá tươi được dùng chữa nhọt độc, bỏng, sưng tấy. Hoa còn dùng chữa viêm tuyến nước bọt, viêm kết mạc mắt cấp tính. Quả dùng trị viêm phế quản mạn tính.

Hình ảnh hoa cây Hông

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu cây Hông

Hông - Paulownia fortunei (Seem.) Hemsl., thuộc họ Hoa mõm sói - Scrophulariaceae.

Mô tả: Cây gỗ rụng lá, cao tới 20m, cành nhỏ mập, màu xám vàng, không có lông. Lá đơn mọc đối, to, dài đến 20-30cm, rộng gần bằng dài, màu lục, mặt dưới có lông dày. Chuỳ hoa ở ngọn cành, 2-8 hoa, hoa to, thơm, tràng cao đến 10cm, mặt ngoài màu ngà ửng tía, mặt trong tím đậm ở ống. Quả nang hình bầu dục, mang đài tồn tại, vỏ quả ngoài dày, hoá gỗ; quả chứa nhiều hạt nhỏ, có cánh trong suốt.

Bộ phận dùng: Rễ cây, vỏ rễ, vỏ thân, hoa và lá – Radix, Cortex Radicis, Cortex, Flos et Folium Paulowniae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Việt Nam, Trung Quốc.

Ở nước ta, cây mọc ở nơi khí hậu ẩm ở độ cao 300-800m so với mặt biển, tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Lào Cai.

Thành phần hóa học: Hạt chứa dầu (24%). Ở loài cây Bao đồng - Paulownia tomentosa (Thunb). Stend. hoa chứa acid ursolic và mattencinol.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính hàn; có tác dụng khư phong trừ thấp, giải độc tiêu thũng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

- Gỗ màu trắng vàng, mịn, mềm, là loại gỗ quý dùng trong ngành hàng không, làm nhạc cụ, gỗ đàn, đóng đồ dùng. Dân miền núi còn dùng làm chõ đồ xôi.

- Lá dùng làm phân xanh.

- Rễ dùng làm Thu*c chữa phong thấp, đau nhức xương, vỏ rễ chữa gân cốt ứ đau.

- Vỏ cây chữa đòn ngã tổn thương. Hoa và lá tươi được dùng chữa nhọt độc, bỏng, sưng tấy. Hoa còn dùng chữa viêm tuyến nước bọt, viêm kết mạc mắt cấp tính.

- Quả dùng trị viêm phế quản mạn tính.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-hong-paulownia-fortunei-seem-hemsl)

Tin cùng nội dung

  • Nguyên nhân đau nhức khớp vào mùa lạnh là do không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua đường da bởi các lỗ chân lông, làm cho mạch máu tại các vùng da đó co lại
  • Viêm phế quản mạn tính là bệnh hô hấp phổ biến ở người cao tuổi. Trên 80% là do hút Thu*c lá, Thu*c lào.
  • Chứng đau nhức xương, khớp gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi (NCT).
  • Ở người cao tuổi, các chức năng đều suy giảm, trong đó, viêm phế quản mạn tính là một bệnh lý thường gặp nhưng lại chưa có sự chủ động phòng ngừa từ phía người bệnh. Vì vậy, cần tích cực phòng ngừa để người cao tuổi có thể nâng cao chất lượng sống và không phải lo đến bệnh mạn tính của mình.
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Theo y học cổ truyền, tất cả các bệnh có đau nhức ở khớp xương, có sưng nóng đỏ hay chỉ tê, nặng ở tại khớp đều nằm trong phạm trù chứng tý hay bệnh tý.
  • Tiết trời mùa thu đông là điều kiện thuận lợi để bệnh lý đường hô hấp phát sinh và tái phát, đặc biệt là bệnh viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi.
  • Để phối hợp với tân dược trong giai đoạn điều trị, phòng bệnh và chống tái phát bệnh viêm phế quản mạn tính, một trong những phương cách độc đáo của Đông y đó là sử dụng mật ong phối hợp với một vài dược liệu đơn giản, dễ kiếm, dễ tìm và rẻ tiền. Dưới đây xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để độc giả tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Theo quan niệm y học cổ truyền đinh hương có mùi thơm, vị cay, tính ôn, đi vào các kinh phế, tỳ, vị và thận. Có tác dụng ôn trung (ấm bụng), noãn thận (ấm thận), kích thích tiêu hóa, chỉ huyết.
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY