Bài thuốc dân gian hôm nay

Vì sao Bộ Y tế thu hồi văn bản về sản phẩm Đông y hỗ trợ phòng, chống Covid-19?

Sáng ngày 26/7, Bộ Y tế ra Công văn số 5967/BYT-YDCT về việc thu hồi Công văn liên quan đến danh mục Thu*c cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu được sử dụng để phòng và hỗ trợ điều trị Covid-19 đã ban hành trước đó.

Nội dung Công văn thu hồi do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký nêu rõ: "Do có một số nội dung chưa phù hợp nên Bộ Y tế thu hồi công văn này. Bộ Y tế thông báo để các đơn vị biết và thực hiện".

Trước đó, văn bản số 5944/byt-ydct của bộ y tế được ban hành ngày 24/7/2021 với nội dung tăng cường phòng, chống dịch bệnh covid-19 bằng Thu*c cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu gửi sở y tế các tỉnh, thành phố; bệnh viện y học cổ truyền bộ, ngành; bệnh viện y học cổ truyền các tỉnh, thành phố; các cơ sở kinh doanh dược liệu, Thu*c cổ truyền.

Tuy nhiên, công văn đã vấp phải sự phản ứng của dư luận, nhiều ý kiến cho rằng văn bản này có nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng, sản phẩm hỗ trợ điều trị không đúng tính năng và công dụng điều trị bệnh covid-19.

Cụ thể, tại hướng dẫn sử dụng Thu*c cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu được ban hành kèm theo công văn 5944/byt-ydct, bộ y tế công bố 12 loại Thu*c cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị covid-19, gồm: ngọc bình phong gia xuyên tâm liên; viên nang kovir; bạch địa căn; siro viêm họng; siro dưỡng âm bổ phế; siro ngân kiều; hạnh tô; vệ khí khang; hoạt huyết nhất nhất; viên nang imboot; xuyên tâm liên và viên nang nasagast - kg.

Bên cạnh đó, Bộ cũng hướng dẫn một số danh mục sản phẩm khác như: Sản phẩm sát khuẩn, Thu*c xịt họng, gel rửa tay khô thảo dược, nước súc miệng...; các sản phẩm hỗ trợ nâng cao sức khỏe như: Bổ trung khí ích, lục vị, hoàn lục vị, bát tiên trường thọ... Trong đó, có hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng, thành phần, công dụng của các sản phẩm này.

Ngoài ra, trong Công văn 5944/BYT-YDCT, Bộ Y tế cũng nêu rõ: "Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở nhiều địa phương trong cả nước, để góp phần hạn chế sự lây lan dịch bệnh, tăng cường khả năng phòng, chống dịch bệnh, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh y học cổ truyền trực tiếp tham gia phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, nghiêm túc thực hiện các hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan.

Đồng thời, căn cứ Thu*c cổ truyền, các sản phẩm chế biến, bào chế từ dược liệu ban hành kèm công văn 5944/byt-ydct để tham khảo lựa chọn mua sắm, đấu thầu, tiếp nhận từ các tổ chức, cá nhân ủng hộ cho các cơ sở khám, chữa bệnh để hỗ trợ cho các người bệnh nhiễm vi rút sars-cov-2, đội ngũ y, bác sĩ tuyến đầu và đối tượng cách ly (f1) phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương".

Trong khi công văn 5944 của bộ y tế đề nghị các sở y tế tỉnh thành, bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, cơ sở kinh doanh dược liệu, Thu*c cổ truyền cả nước căn cứ công văn này "tham khảo, lựa chọn mua sắm, đấu thầu, tiếp nhận từ các tổ chức, cá nhân ủng hộ cho cơ sở khám chữa bệnh để hỗ trợ điều trị cho người bệnh covid-19, đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu và f1 tại địa phương".

Điều đáng chú ý là kèm theo công văn này có phụ lục với danh mục 26 sản phẩm y học cổ truyền thuộc 4 nhóm: sản phẩm sát khuẩn, Thu*c xịt họng, sản phẩm phòng và hỗ trợ điều trị, sản phẩm hỗ trợ nâng cao sức khỏe.

Bên cạnh đó, 26 sản phẩm này lại chủ yếu do 5 đơn vị sản xuất, trong khi sản phẩm tương tự trên thị trường rất nhiều. Theo quy định hiện hành, nhóm sản phẩm bảo vệ sức khỏe không được kê đơn, chỉ được "tư vấn". Nhưng hướng dẫn của Bộ Y tế ghi rõ tên sản phẩm để bệnh viện "tham khảo lựa chọn đấu thầu, mua sắm" rõ ràng là một hình thức "chỉ định thầu".

Trong danh mục 26 sản phẩm có cả những sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Đặc biệt, chỉ 5 ngày trước khi có công văn 5944, một sản phẩm bảo vệ sức khỏe trong danh mục này đã tăng giá lên 1 triệu đồng/hộp, trong khi giá trước đây là 100.000 - 250.000 đồng/hộp.

Theo PGS TS Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế): Sản phẩm nêu trên không phải là danh mục Thu*c, sản phẩm chỉ định cho dự phòng, điều trị, mà đó là danh mục các sản phẩm do các đơn vị tài trợ, ủng hộ cho phòng dịch Covid-19.

Các đơn vị sản xuất các sản phẩm trên đây đã và đang đồng hành, ủng hộ ngành y tế và một số tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Bắc Ninh, TP HCM... để sử dụng hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng, mức độ nhẹ và vừa, cho các thầy Thu*c tuyến đầu chống dịch và các F1 đang cách ly. Căn cứ danh mục, tùy theo thực tiễn các bệnh viện, cơ sở y tế khi được tài trợ để phát cho bệnh nhân. Các sản phẩm cũng cần được đánh giá về hiệu quả khi sử dụng.

Hiện nay dư luận rất quan tâm đến động thái ban hành văn bản rồi rút của bộ y tế? có hay không "nhóm lợi ích" tác động đến việc đưa ra danh mục kể trên khi liền sau đó nhiều sản phẩm tăng giá bất thường?

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/vi-sao-bo-y-te-thu-hoi-van-ban-ve-san-pham-dong-y-ho-tro-phong-chong-covid-19-5659175.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, nước ta rất dồi dào về nguồn nguyên liệu dược phẩm. Tuy nhiên, thực tế là phần lớn nguồn dược liệu phục vụ bào chế, sản xuất Thu*c tân dược, Thu*c Đông y...
  • Trong kho tàng dược liệu phong phú của đất nước ta, những cây quả thuộc họ bí vừa là nguồn thực phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày vừa cho những vị Thuốc thông dụng chữa được nhiều bệnh, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
  • Tử trùng giao, tên dân gian là cánh kiến đỏ, tên Thu*c trong y học cổ truyền là tử giao, xích giao, tử khoáng, tử thảo nhung, tử ngạnh, hoa một dược, là nhựa của tổ con rệp (bọ rùa) cánh kiến đỏ.
  • Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vừa gửi Văn bản số 678/QLD-ĐK gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; các bệnh viện, viện có giường bệnh và các công ty đăng ký, sản xuất Thuốc lưu hành tại Việt Nam cập nhật, cảnh báo nguy cơ phản ứng phụ nghiêm trọng trên da của Thuốc chứa hoạt chất paracetamol.
  • Rượu Thuốc là dạng rượu để bồi bổ cơ thể hoặc để điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng loại rượu này không đúng sẽ gây ra biến chứng khôn lường.
  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY