Tâm sự hôm nay

Vựa dược liệu còn trụ được bao lâu?

Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, nước ta rất dồi dào về nguồn nguyên liệu dược phẩm. Tuy nhiên, thực tế là phần lớn nguồn dược liệu phục vụ bào chế, sản xuất Thu*c tân dược, Thu*c Đông y...
Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, nước ta rất dồi dào về nguồn nguyên liệu dược phẩm. Tuy nhiên, thực tế là phần lớn nguồn dược liệu phục vụ bào chế, sản xuất Thu*c tân dược, Thu*c Đông y... phải nhập khẩu từ Trung Quốc mà chất lượng còn chưa được kiểm định. Trong khi đó, nguồn dược liệu quý, hiếm trong nước thì bị khai thác theo kiểu tận diệt, bán giá rẻ cho thương lái Trung Quốc. Việc khai thác ồ ạt, thiếu quy củ diễn ra triền miên nhiều năm và nhiều nơi khiến các vựa dược liệu đang có nguy cơ cạn kiệt trong nay mai...

Lại khai thác kiểu “lũ quét”

Tình trạng khai thác theo kiểu tận diệt các nguồn dược liệu để bán rẻ cho thương lái diễn ra ở hầu khắp các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và vùng Tây Nguyên Nam Bộ, những nơi được coi là vựa dược liệu của Việt Nam như Cao Bằng, Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Kon Tum...

Vài tháng nay, tại tỉnh Nghệ An, nhiều người ở huyện Quế Phong kéo nhau vào rừng hái lá cò ke về phơi khô, gom bán cho thương lái đem đi Trung Quốc với giá 7.000-9.000 đồng/kg. Tình trạng này còn diễn ra tại các huyện Quỳ Châu, Con Cuông, Tương Dương... của tỉnh Nghệ An. Trước đó, tại các huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong..., người dân cũng đổ xô vào rừng khai thác các loại cây Thu*c như ba gạc, huyết đằng.

Với đủ các chiêu dụ mua dược liệu được cho là “thần dược” như tăng giá thu mua, thu mua “tận cửa”, đặc biệt là các loại dược liệu quý, người dân liên tục vào rừng tìm các loại cây dược liệu như cu li, cây ba gạc, cây huyết đằng, củ ba mươi, xáo tam phân... mang về bán cho các thương lái ở địa phương để xuất sang Trung Quốc. Miền Tây Nghệ An từng có tiếng là kho báu thần dược đại ngàn với nhiều loại cây quý, nay có những cây được coi là thần dược không còn tìm thấy như hoàng đàn, kim ngân, sói rừng, thổ phục linh. Mỗi đợt các thương lái thu mua ồ ạt một loại cây. Hôm nay là kê huyết đằng, mai có thể là một loài cây khác với giá rẻ mạt, khi cảm thấy nguồn cung sắp cạn kiệt, họ ngừng thu mua, trong lúc đó bà con săn lùng dược liệu thường nhổ tận gốc rễ khiến cây không thể tái sinh.

Một cán bộ lâm nghiệp ở Con Cuông cho biết, tình trạng người dân bản địa đổ xô vào vườn quốc gia khai thác dược liệu bắt đầu từ khoảng 3 năm trở lại đây. Khi nguồn dược liệu cạn dần, không ít người tràn sang khu vực bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn quốc gia Pù Mát để săn tìm. Nhiều loại cây dược liệu, chủ yếu là dây máu chó, hoàng đằng, quả bo bo, củ thiên niên kiện, hạt sa nhân... trước đây mọc khắp nơi, chẳng ai để ý; nay trước sự khai thác ồ ạt của người dân, những loại cây này đang có nguy cơ bị xóa sổ.

Ở miền Trung, các huyện miền ven biển Quảng Nam thời gian qua cũng có tình trạng săn lùng các loài cây quý như cà dưa leo, chùm bành, lá vằng... bán cho thương lái. Gần đây, nhiều người khắp nơi lại dạt về dãy rừng Trường Sơn qua các huyện Phước Sơn, Nam Giang để săn cây mật nhân. Bên cạnh đó là tình trạng triệt hạ cây ươi lấy quả, họ hạ cả cây để lấy quả non đem bán trong khi phải mất hàng chục năm nữa mới tái tạo lại được rừng ươi.

Ở một vựa dược liệu phía Nam, tình trạng khai thác thảo dược tại tỉnh Kon Tum cũng đáng lo ngại. Từ tháng 6 đến nay, người dân ở huyện Kon Plong đã lên rừng tìm cây kim cương về bán cho thương lái Trung Quốc với giá 1,2-1,7 triệu đồng/kg (lá khô 14-16 triệu đồng/kg). Theo ông Nguyễn Văn Lân, Chủ tịch UBND huyện Kon Plong, cây kim cương không thuộc diện cấm khai thác nên chính quyền chỉ khuyến cáo người dân không khai thác triệt để.

Bán “một”, mua lại “mười”

Tại Hội thảo “Phát triển cây dược liệu thành cây chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội ở Nghệ An” tổ chức vào tháng 7/2015 tại tỉnh Nghệ An, ông Trương Văn Hiền, Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP vật tư nông nghiệp Nghệ An cho biết: “Thương lái nước ngoài mua dược liệu thô với giá rẻ nhưng sau khi chế biến, họ nhập lại Việt Nam với giá cắt cổ. Trong khi đó, chất lượng dược liệu mua từ nước ngoài lại không được cam kết, bảo đảm một cách chắc chắn an toàn cho sức khỏe người sử dụng vì chúng ta không trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình khai thác, sơ, chế biến”.

Thượng tọa, lương y Thích Tuệ Tâm - Giám đốc điều hành Trung tâm Kế thừa - Ứng dụng y học cổ truyền Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa (số 3, đường Lê Quý Đôn, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho rằng, nhiều loại dược liệu quý, do người dân ham tiền và không hiểu hết giá trị nên ồ ạt chặt, đào cả gốc, thời gian phục hồi rất lâu, thậm chí là tuyệt chủng. Thương lái Trung Quốc mua về găm hàng, chờ trong nước khai thác cạn kiệt tung ra bán với giá cắt cổ. Đơn cử, có thời điểm 1kg tam thất bị đội giá từ 500.000 lên 5 triệu đồng.

Một trong những giải pháp, theo ông Lê Cao Bính, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Nghệ An thì cần có chế tài để xử phạt nạn khai thác lâm sản phụ, bên cạnh đó cần phải có sự vào cuộc quyết liệt từ các ngành, các cấp. Trong đó đặc biệt là tạo công ăn việc làm tại chỗ ổn định cho bà con.

Thiết nghĩ, việc xây dựng những vựa dược liệu cần một kế hoạch tổng thể, Nhà nước cần hỗ trợ mạnh hơn cho bà con và những doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này, đồng thời chính quyền các địa phương cần nghiên cứu chính sách và định hướng cụ thể để người dân đồng lòng hưởng ứng nhằm gìn giữ, phát triển thế mạnh dược liệu trong vùng.

Trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng có những giải pháp mang tính vĩ mô, căn cơ, thì trước mắt, để hạn chế và bảo tồn kịp thời nguồn dược liệu đang sắp trở thành “dĩ vãng”, các ngành, các cấp cần sớm có biện pháp ngăn chặn cây dược liệu mọc tự nhiên quý hiếm trong rừng đang ồ ạt “chạy” sang nước ngoài. 

Hữu Minh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-vua-duoc-lieu-con-tru-duoc-bao-lau-20022.html)

Tin cùng nội dung

  • Đối với bệnh viêm gan virút nói riêng, viêm gan vàng da nói chung, Đông y có nhiều bài Thu*c chữa rất có hiệu quả.
  • Từ câu chuyện khoa học giả tưởng: tạo ra các tế bào máu trong một nhà máy hiện đại. Câu chuyện đó có thể sẽ trở thành hiện thực trong tương lai không xa.
  • Cưới nhau 4 năm nay, vợ chồng không có con, anh Sinh chán nản và lao vào rượu chè. Mỗi lần say sưa anh lại chửi bới vợ cho rằng tại chị không đẻ được.
  • Nhìn con gái xinh xắn, mạnh khỏe 3 tuần tuổi, hạnh phúc ngập tràn trong lòng ông bố Lê Trung (Phú Thọ). Anh từng tuyệt vọng khi chữa yếu tinh trùng.
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY