Bài thuốc dân gian hôm nay

Đông y trị khí hư bạch đới

*m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
khí hư bạch đới do can khí uất kết: Khí hư dai dẳng đau tức hông sườn, người gầy, ăn ngủ kém, nước tiểu đỏ, lượng ít. Dùng bài Thu*c sau: Bạch đồng nữ thái mỏng sao vàng 20g, đan bì 10g, chi tử 10g, hương phụ chế 12g, huyết đằng 20g, ích mẫu 16g, thủ ô chế 16g, cây chó đẻ răng cưa 20g. Đổ nước 1,5 lít, sắc lọc bỏ bã lấy 350ml, chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày là một liệu trình.

khí hư bạch đới do tỳ vị hư hàn: khí hư bạch đới ra nhiều, nhiều chất nhầy, ăn uống kém, phân lỏng, chân tay lạnh. Dùng một trong các bài Thu*c sau:

- Nga truật 10g, bạch truật 12g, biển đậu 12g, rễ cỏ xước (sao rượu) 16g, ngũ gia bì 16g, rễ bạch đồng nữ (sao vàng) 20g, ngải diệp 20g, chích thảo 10g, quế 8g. Đổ nước 1,5 lít, sắc lọc bỏ bã lấy 350ml, chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày là một liệu trình.

- Bạch chỉ 10g, long cốt 10g, phục linh 10g, xích thạch chi 10g, can khương 5g, sơn dược 10g, bạch truật 10g, mẫu lệ 10g, lộc giác 10g, bạch thược 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Liệu trình điều trị 10 ngày.

khí hư bạch đới do thận dương suy tổn: Đau lưng mỏi gối, cơ thể mệt mỏi, khí hư ra, da xanh xao, hai chân lạnh, tiểu ít. Dùng một trong các bài Thu*c sau:

- Huyết đằng 20g, hương phụ 12g, ngải diệp (khô) 16g, thủ ô chế 16g, đỗ trọng 12g, nam tục đoạn 16g, cẩu tích 10g, quế 10g, trần bì 10g, chích thảo 10g. Đổ nước 1,5 lít, sắc lọc bỏ bã lấy 350ml, chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày là một liệu trình.

- Vỏ thân cây dâm bụt, đem cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, lấy 50g thái nhỏ, sao vàng, sắc uống. 7 - 10 ngày là một liệu trình.

- Câu kỷ tử 16g, hà thủ ô 16g, thọ ty tử 16g, thục địa 32g, sa nhân 8g, cẩu tích 16g, đỗ trọng 16g, hoắc hương 8g, tang phiêu tiêu 16g, xích thạch chi 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Liệu trình điều trị 10 ngày.

Lưu ý: Cần tham khảo ý kiến của thầy Thu*c Đông y hoặc lương y có uy tín trước khi sử dụng các bài Thu*c trên.

Bác sĩ Thúy An

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dong-y-tri-khi-hu-bach-doi-706.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong Đông y, bệnh hen phế quản còn được gọi là háo chứng, suyễn, hen suyễn. Bệnh được biểu hiện đặc trưng với những cơn hen, cơn khó thở do khí quản bị co thắt, kèm theo ho có đờm
  • Đối với bệnh viêm gan virút nói riêng, viêm gan vàng da nói chung, Đông y có nhiều bài Thu*c chữa rất có hiệu quả.
  • Nhìn con gái xinh xắn, mạnh khỏe 3 tuần tuổi, hạnh phúc ngập tràn trong lòng ông bố Lê Trung (Phú Thọ). Anh từng tuyệt vọng khi chữa yếu tinh trùng.
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Dương, khí hư thường biểu hiện tay chân lạnh, mệt mỏi, kém hưng phấn, có khi đang mùa hè cũng sợ lạnh sợ gió. Theo y học cổ truyền, dương, khí phần nhiều do thiên thiên bất túc, bệnh ốm lâu ngày cơ năng nội tạng suy giảm, nguyên nhân có liên quan đến ăn uống không phù hợp, lạm dụng thực phẩm chua, đắng, lạnh quá mà phát sinh một số chứng như: tỳ hư tiết tả, cầu phân sống, nhiều mồ hôi, ho, cảm lạnh, S*nh l* yếu...
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Kinh nguyệt ra nhiều, màu đỏ nhạt, loãng, kèm theo mệt mỏi, chóng mặt, hồi hộp, sắc mặt nhợt nhạt, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hoãn vô lực.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY