Bài thuốc dân gian hôm nay

Bài Thuốc chữa chứng dương khí hư

Dương, khí hư thường biểu hiện tay chân lạnh, mệt mỏi, kém hưng phấn, có khi đang mùa hè cũng sợ lạnh sợ gió. Theo y học cổ truyền, dương, khí phần nhiều do thiên thiên bất túc, bệnh ốm lâu ngày cơ năng nội tạng suy giảm, nguyên nhân có liên quan đến ăn uống không phù hợp, lạm dụng thực phẩm chua, đắng, lạnh quá mà phát sinh một số chứng như: tỳ hư tiết tả, cầu phân sống, nhiều mồ hôi, ho, cảm lạnh, S*nh l* yếu...
Dưới đây là một số bài Thuốc có tác dụng chữa thể chứng khí hư thường gặp:

Thể tỳ khí hư:

Biểu hiện lạnh bụng mỗi khi ăn phải thức ăn sống, lạnh hay bị đau bụng đi cầu. Phép trị: ôn bổ tỳ vị. bài Thuốc: nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, chích thảo 6g, hoài sơn 14g, can khương 10g. Tán bột mịn, hoặc sắc uống. Công dụng: bổ khí kiện tỳ dưỡng vị.

Thể khí hư tiết tả:

Biểu hiện hay bị đầy bụng, nôn ói, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài... Phép trị: ôn tỳ hòa vị, hóa thấp, cầm tả. bài Thuốc: nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, hoài sơn 12g, liên nhục 12g, cát cánh 8g, ý dĩ 14g, sa nhân 6g, trần bì 10g, chích thảo 4g, đại táo 6g, sinh khương 3 lát. Cách dùng: tán nhỏ làm hoàn hoặc sắc uống... Tác dụng: bổ khí, kiện tỳ, hòa vị, thấm thấp, trị tỳ vị hư, tiêu chảy kéo dài, chân tay vô lực, trẻ em biếng ăn chậm lớn, tiêu hóa kém, viêm phế quản mạn tính, phụ nữ có thai ăn kém, buồn nôn.

Thể khí hư hạ hảm:

Biểu hiện hay bị mệt mỏi, nhiều mồ hôi, đi cầu sống phân hay bị cảm mạo, phát sốt sợ lạnh... Phép trị: ích khí kiện tỳ thăng dương. bài Thuốc: hoàng kỳ 18g, nhân sâm 14g, bạch truật 12g, phục linh 14g, thăng ma 12g, sài hồ 12g, đương quy 14g, trần bì 10g, sinh khương 3 lát. Sắc uống. Công dụng: bổ tỳ ích khí, thăng dương.

Thể phế khí hư ho thở:

Biểu hiện hay ho, thở đoản hơi, tiếng nói nhỏ, sợ gió, đờm đặc vàng mặt nhợt nhạt: Phép trị: bổ khí thanh phế, chỉ khái định suyễn. bài Thuốc: tắc kè 2 con, hạnh nhân 20g, cam thảo 20g, nhân sâm 80g, phục linh 80g, bối mẫu 80g, tang bạch bì 80g, tri mẫu 80g, sinh khương 10g. Làm hoàn ngày 3 lần/12g. Công dụng: ích khí thanh phế, chỉ khái định suyễn. Dùng rất tốt với chứng phế khí hư ho lâu ngày, đờm đặc vàng, người gầy dần, hoặc mặt mắt phù.

Thể thận khí hư:

Biểu hiện có tuổi hay đau lưng mỏi gối chân lạnh chân, tiểu không tự chủ, S*nh l* yếu... Phép trị: ôn bổ thận dương. bài Thuốc: thục địa 20g, hoài sơn 18g, đơn bì 12g, phục linh 12g, trạch tả 12g, quế chi 12g, phụ tử 4g, nhân sâm 12g, cẩu kỷ 14g, đỗ trọng 14g, cam thảo 4g. Tán bột làm hoàn, hoặc sắc uống... Công dụng: ôn bổ thận dương...

Lương y Minh Phúc

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bai-thuoc-chua-chung-duong-khi-hu-748.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, bạch quả vị ngọt, đắng, sáp, tính bình, có ít độc; vào kinh phế. Tác dụng liễm phế khí, chỉ xuyễn khái, thu súc tiểu tiện, chỉ bạch đới, lâm trọc.
  • Khí hư là một dấu hiệu thể hiện sự phát triển và hoạt động của cơ quan Sinh d*c nữ. Đồng thời các biểu hiện của khí hư cũng là các dấu hiệu chỉ điểm bệnh lý đường Sinh d*c.
  • Cháu năm nay 13 tuổi, V*ng k*n của cháu có chất nhầy màu trắng. Hai tháng cháu mới thấy kinh 1 lần. Mong bác sĩ cho cháu biết cháu mắc bệnh gì?
  • Các bài Thu*c dân gian sau chữa các chứng khí hư, huyết hư,... do kinh nguyệt thất thường trong ngày đèn đỏ của chị em.
  • Chứng vị khí hư Đông y thường gọi là chứng vị khí (dịch vị) bất túc. Công năng thu nạp và làm ngấu nhừ thức ăn đồ uống bị sút kém
  • Trong một số trường hợp khí hư xuất hiện lại là biểu hiện cảnh báo bệnh, cho dù thời gian đó bạn đang mang thai.
  • Mangyte- Dưới đây là một món ăn, vị Thuốc nên ăn và không nên ăn theo thể chứng khí hư thường gặp.
  • Khí hư bạch đới là bệnh rất thường gặp ở phụ nữ. Bệnh do nhiều nguyên nhân ở nhiều tạng phủ, kinh mạch ....
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Kinh nguyệt ra nhiều, màu đỏ nhạt, loãng, kèm theo mệt mỏi, chóng mặt, hồi hộp, sắc mặt nhợt nhạt, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hoãn vô lực.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY