Ẩm thực hôm nay

Món ăn, vị Thuốc cho người bị dương, khí hư

Mangyte- Dưới đây là một món ăn, vị Thuốc nên ăn và không nên ăn theo thể chứng khí hư thường gặp.
Mangyte- Dưới đây là một món ăn, vị Thuốc nên ăn và không nên ăn theo thể chứng khí hư thường gặp. Theo y học cổ truyền, dương, khí hư phần nhiều do thiên tiên bất túc, bệnh ốm lâu ngày cơ năng nội tạng suy giảm không sưởi ấm cơ thể, nguyên nhân có liên quan đến ăn uống không phù hợp, lạm dụng thực phẩm chua đắng lạnh quá mà dễ phát sinh một số chứng như cảm lạnh, tiêu chảy, phát hãn, S*nh l* yếu... Dưới đây là một món ăn, vị Thuốc nên ăn và không nên ăn theo thể chứng khí hư thường gặp.

Thể khí hư tiết tả: Biểu hiện khi ăn sống, nguội lạnh hay bị đau bụng đi cầu. Phép trị ôn bổ tỳ vị, cầm tả, đang bị tiêu chảy nên uống trà gừng, búp ổi. Nếu dùng thịt nên ăn gan, dạ dày lợn, thịt nạc gà mái, chim bồ câu tốt nhất nấu cháo, nấu súp. Rau củ quả dùng hạt sen, giá đậu, ý dĩ, cà rốt, khoai tây, đậu ván, đậu đỏ, lá mơ lông, rau quế, rau mùi tàu, các loại rau thơm.

Trái cây nên dùng táo, dâu, măng cụt, mãng cầu, sapôchê, hồng chín... Các món ăn hàng ngày có thể cho nhiều gia vị cay ấm như gừng hành, tiêu, ớt, sả, quế, thảo quả, sa nhân, bột cà ri, húng lìu và vị cay ấm... uống nước trà gừng, trà vối, vỏ quít, lúa trần mễ.

Kiêng cữ: Khí hư tiêu chảy không nên ăn vị mát nhuận tràng như rau đay, mồng tơi, mướp hương, rau diếp cá, dưa leo, mướp đắng, nước dừa, nước cam, nước chanh, ốc, hến, các loại thức ăn nên ăn nguội lạnh và các loại rau củ có vị chua, mát thanh nhiệt khác.

Thể khí hư phát hãn: Biểu hiện tự ra mồ hôi, mệt mỏi đoản khí, ăn kém... Nên ăn các vị bổ ấm như thịt dê, thịt chim, gà, cật heo, tiết heo, thịt lươn, con trai đồng, chim bồ câu, chim cút, cá chép, tốt nhất nấu cháo cho nhiều tiêu gừng gia vị cay ấm... Nên ăn gạo nếp , lúa mỳ (phù tiểu mạch) kê, đậu đen, đậu đỏ, ngũ cốc còn nguyên vỏ lụa dùng nên sao vàng... Rau củ quả tốt nhất là bông bí, hoa lý, rau tầng ô, đậu vuông, đậu ván, khoai mài, khoai mỡ, bí đỏ, hạt sen, củ sen... uống nước trà gừng, trà sâm, trà vối, trà mâm xôi, trà linh chi, trà vỏ quýt..

Kiêng cữ: Khí hư nhiều mồ hôi không nên dùng thức ăn có vị chua tính hàn như cam, măng, xoài, me, khế... hạn chế uống nước mát lợi tiểu thanh nhiệt như atisô, diệp hạ châu, mã đề, rễ tranh, nước giải khát cho đá lạnh.

Thể khí hư ngoại cảm: Biểu hiện người dễ cảm lạnh ho thở, đàm nhiều... Ăn thịt nên chọn thịt heo, thịt gà, cá lóc và các loại thịt nạc động vật khác... Khi chế biến cho nhiều gừng, hành, rau tía rô, và gia vị cay ấm khác phù hợp. Rau củ quả nên ăn kinh giới, rau mùi, thì là, tần ô, húng quế, cải cay, lá lốt, cần tây, cần ta, củ kiệu, hành, thì là, các loại rau thơm... Trái cây nên ăn như quít, táo, nho, dâu, mãng cầu, hồng xiêm...

Kiêng cữ: Khí hư bị cảm lạnh không nên ăn thức ăn vị tân lương giải biểu như sắn dây, cúc hoa, lá dâu, rau má, nước dừa, kem, cam, măng, cà, atisô, ốc hến, rau sống, món ăn nguội lạnh và hạn chế thức ăn xào rán nhiều dầu mỡ khó tiêu, sinh đàm.

Lương y Minh Phúc (nguyên Phó chủ tịch Hội Đông y TP Vũng Tàu)
Ngoisao.net
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-mon-an-vi-thuoc-cho-nguoi-bi-duong-khi-hu-6412.html)

Chủ đề liên quan:

khí hư món ăn vị thuốc

Tin cùng nội dung

  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Cây qua lâu (trichosanthes kirilowi maxim.) thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc, dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
  • Các dược liệu này sau khi ngâm tẩm bằng rượu, có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp với các vị Thuốc hình thành bài Thuốc ngâm rượu, hoặc sắc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược về khí huyết, ngũ tạng hư suy, giúp cân bằng âm dương phòng và chữa bệnh rất tốt, hiệu quả góp phần cải thiện sức khỏe.
  • Dương, khí hư thường biểu hiện tay chân lạnh, mệt mỏi, kém hưng phấn, có khi đang mùa hè cũng sợ lạnh sợ gió. Theo y học cổ truyền, dương, khí phần nhiều do thiên thiên bất túc, bệnh ốm lâu ngày cơ năng nội tạng suy giảm, nguyên nhân có liên quan đến ăn uống không phù hợp, lạm dụng thực phẩm chua, đắng, lạnh quá mà phát sinh một số chứng như: tỳ hư tiết tả, cầu phân sống, nhiều mồ hôi, ho, cảm lạnh, S*nh l* yếu...
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Kinh nguyệt ra nhiều, màu đỏ nhạt, loãng, kèm theo mệt mỏi, chóng mặt, hồi hộp, sắc mặt nhợt nhạt, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hoãn vô lực.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY