Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Bệnh do vị khí hư Y học cổ truyền

Chứng vị khí hư Đông y thường gọi là chứng vị khí (dịch vị) bất túc. Công năng thu nạp và làm ngấu nhừ thức ăn đồ uống bị sút kém
Chứng vị khí hư Đông y thường gọi là chứng vị khí (dịch vị) bất túc. Công năng thu nạp và làm ngấu nhừ thức ăn đồ uống bị sút kém, dẫn đến vị mất đi sự hòa giáng. Bệnh sinh ra do ăn uống không điều độ, hoặc do mệt nhọc làm hư tổn, hoặc do tiêu chảy lâu ngày làm tổn thương vị khí mà sinh bệnh.

Biểu hiện: Người vị khí hư thường môi trắng nhợt, mạch hữu quan nhuyễn nhược, vùng thượng vị đau âm ỉ, khi ấn tay vào thì đỡ đau, không muốn ăn uống, khi ăn vào thì không tiêu hóa được, hoặc ăn vào thì nôn ra, hụt hơi, lười nói, tiếng nói nhỏ, sắc mặt vàng bủng, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch hư nhược.

Tùy cơ địa và bệnh chứng mà dùng bài Thu*c thích hợp với từng thể:

Chứng vị quản thống (đau vùng thượng vị)

Biểu hiện: Vị quản đau âm ỉ, khi đói thì đau tăng, ăn vào thì giảm đau, ấn tay vào thì dễ chịu, lưỡi nhạt, mạch nhược.

Điều trị: Bổ ích vị khí.

Bài Thu*c - Hoàng kỳ kiến trung thang: hoàng kỳ 20g, cam thảo 6g, đại táo 16g, di đường 30g, quế chi 12g, bạch thược 16g, sinh khương 12g. Tùy chứng trạng của bệnh nhân có thể gia giảm cho thích hợp. Ngày 1 thang, sắc uống 3 lần trước khi ăn.

Chứng tào tạp (cồn cào trong dạ dày)

Biểu hiện: Bệnh nhân thấy trong vị cồn cào không yên, khó mô tả, có cảm giác như đói mà không phải đói, giống như đau mà không phải đau, miệng nhạt, hay lợm lòng buồn nôn, có khi nôn mửa.

Điều trị: Kiện tỳ hòa vị.

Bài Thu*c - Dị công tán: nhân sâm 8g, trần bì 10g, chích thảo 4g, bạch truật (sao) 12g, bạch linh 8g, tùy theo chứng trạng của bệnh nhân có thể gia vị cho thích hợp. Ngày 1 thang, sắc uống 3 lần trước khi ăn.

Chứng ách nghịch (nấc): Do vị khí không đủ khí mất đi sự hòa giáng nghịch lên mà sinh ra nấc.

Điều trị: Bổ vị hòa trung trừ nấc.

Bài Thu*c - Lục quân tử thang gia giảm: nhân sâm 8g, bạch truật 12g, trần bì 6g, phục linh 12g, chích thảo 4g, bán hạ chế 8g. Có thể gia thị đế 12g, mộc hương 4g, hậu phác 8g. Ngày 1 thang sắc uống 3 lần sau khi ăn 15 phút.

Chứng ái khí (ợ hơ i).

Biểu hiện: Bệnh nhân ợ hơi liên tục nhưng không có mùi nồng của thức ăn, vùng dưới tâm vị đầy, thích xoa bóp liên tục.

Điều trị: Bổ hư giáng nghịch.

Bài Thu*c - Toàn phúc đại giả thang: toàn phúc hoa 12g, chích thảo 12g, nhân sâm 12g, sinh khương 20g, đại giả thạch 40g, đại táo 12 quả, bán hạ chế 12g. Ngày 1 thang sắc uống 3 lần, lúc đói.

Chứng ẩu thổ (nôn mửa).

Biểu hiện: Bệnh nhân nôn mửa ra nước trong, hoặc sau khi ăn cũng nôn mửa, thường ăn uống kém, đại tiện phân lỏng.

Điều trị: Kiện bổ tỳ vị.

Bài Thu*c - Lý trung thang gia giảm: nhân sâm 12g, can khương 8g, bạch truật 12g, cam thảo 8g. Tùy chứng trạng của bệnh nhân có thể gia giảm cho thích hợp. Ngày 1 thang sắc uống 3 lần uống lúc đói.

Chứng hư lao

Biểu hiện: Cơ thể gầy còm, sắc mặt vàng bủng, ăn kém, người mệt mỏi, hụt hơi, tiếng nói nhỏ, lười nói.

Điều trị: Bổ tỳ ích vị.

Bài Thu*c - Tứ quân tử thang: nhân sâm 8g, phục linh 10g, bạch truật 12g, cam thảo 4g, có thể gia thêm các vị bổ khí, bổ huyết, kiện tỳ. Ngày 1 thang sắc uống 3 lần sau khi ăn hoặc lúc đói.

TTND.BS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-benh-do-vi-khi-hu-y-hoc-co-truyen-15075.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong Đông y, chứng hay quên còn gọi là chứng kiến vọng. Có nhiều nguyên nhân, nhưng có hai nguyên nhân chủ yếu: do tâm và thận kém, tâm tàng thần, thận tàng chí.
  • Người béo phì có biểu hiện ăn khỏe, thèm ăn, thích đồ ngọt. Bài Thuốc dưỡng âm thanh nhiệt giúp giảm cảm giác thèm ăn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Phụ nữ sau khi sinh, huyết xấu không ra hết, đọng lại trong cơ thể kèm theo có thấp tà ứ đọng. Biểu hiện phù thũng toàn thân...
  • Trong một số trường hợp khí hư xuất hiện lại là biểu hiện cảnh báo bệnh, cho dù thời gian đó bạn đang mang thai.
  • Mangyte- Dưới đây là một món ăn, vị Thuốc nên ăn và không nên ăn theo thể chứng khí hư thường gặp.
  • Cây cơm xôi thuộc loại dây bò, thường mọc ở những bờ bụi vùng trung du và miền núi, cả cây và lá đều có gai.
  • Khí hư bạch đới là bệnh rất thường gặp ở phụ nữ. Bệnh do nhiều nguyên nhân ở nhiều tạng phủ, kinh mạch ....
  • Dương, khí hư thường biểu hiện tay chân lạnh, mệt mỏi, kém hưng phấn, có khi đang mùa hè cũng sợ lạnh sợ gió. Theo y học cổ truyền, dương, khí phần nhiều do thiên thiên bất túc, bệnh ốm lâu ngày cơ năng nội tạng suy giảm, nguyên nhân có liên quan đến ăn uống không phù hợp, lạm dụng thực phẩm chua, đắng, lạnh quá mà phát sinh một số chứng như: tỳ hư tiết tả, cầu phân sống, nhiều mồ hôi, ho, cảm lạnh, S*nh l* yếu...
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Kinh nguyệt ra nhiều, màu đỏ nhạt, loãng, kèm theo mệt mỏi, chóng mặt, hồi hộp, sắc mặt nhợt nhạt, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hoãn vô lực.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY