Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Bài Thuốc Y học cổ truyền phòng và trị bệnh thủy đậu

Theo y học cổ truyền: Nguyên nhân do phong nhiệt xâm phạm vào phế qua đường miệng. Thủy đậu là một bệnh nông nhẹ thường ở phần vệ và phần khí, rất ít khi gặp ở phần huyết.

Thủy đậu là bệnh do virus, lây truyền do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp, hay gặp ở trẻ em 2 - 10 tuổi, ít gặp ở người lớn.

- Thời kỳ mang bệnh: 15 - 18 ngày.

- Thời kỳ xâm nhập: sốt nhẹ 37,5 - 38 độ trong vài ngày, kèm theo sổ mũi, kém ăn.

- Thời kỳ mọc đậu: Mới đầu là những nốt mẩn đỏ như sởi, sau vài giờ chuyển thành các nốt phỏng với đặc điểm: Nóng như hạt sương, tròn hay hình bầu dục, có vòng đỏ bao quanh. Các nốt phỏng mọc ở ngực, bụng, lưng, mặt, da đầu, chân, trừ gan bàn chân, gan bàn tay. Cuối cùng các nốt phỏng này vỡ ra, khô đi và không để lại sẹo vĩnh viễn như đậu mùa, trừ trường hợp các nốt phổng bị nhiễm trùng do gãi hoặc để mất vệ sinh.

Các nốt thủy đậu mọc thành từng đợt, cách nhau 2 - 3 ngày, do đó cùng một nơi, có những nốt khác tuổi nhau. Trường hợp các nốt thủy đậu bị vỡ loét bôi Thuốc sát khuẩn như dung dịch xanh metylen (Blue metylen).

Thủy đậu, y học cổ truyền còn gọi là thủy hoa là một bệnh truyền nhiễm hay gặp ở trẻ em vào mùa đông xuân, chủ yếu là mọc những nốt dạ (Bào chẩn).

Theo y học cổ truyền: Nguyên nhân do phong nhiệt xâm phạm vào phế qua đường miệng. Thủy đậu là một bệnh nông nhẹ thường ở phần vệ và phần khí, rất ít khi gặp ở phần huyết.

Triệu chứng

Lúc bắt đầu sổ mũi, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, vài ngày sau xuất hiện rải rác những nốt đỏ ở lưng, sau đó lan ra khắp chân tay (nhưng tay chân ít hơn). Sau khi nổi lên, ở chính giữa có một hình bầu dục chứa một chất nước trong, không mưng mủ, có vành đỏ xung quanh, kéo dài độ 3 - 4 ngày thì khô và bong ra. Đặc điểm những nốt thủy đậu có tuổi khác nhau, nốt này mọc, nốt kia bay, khác với đậu mùa.

Phương pháp chữa

1. Loại nhẹ: Thủy đậu mọc rải rác xung quanh màu hồng nhạt; sốt nhẹ có khi không sốt, ho ít, nước mũi trong loãng, ăn uống, tinh thần bình thường.

Phương pháp chữa: Sơ phong thanh nhiệt.

* Bài Thuốc 1: Lá dâu 12g, cam thảo đất 8g, bạc hà 6g, rễ sậy (lô căn) 10g, kim ngân hoa 10g, lá tre 16g, kinh giới 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

* Bài Thuốc 2: Hành tâm 2 củ, đạm đậu xị 4g, liên kiều 8g, sơn chi 6g, cát cánh 6g, cam thảo 6g, bạc hà 6g, trúc diệp 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

2. Loại nặng: Thủy đậu mọc dày, sắc tím tối, màu nước đục, xung quanh nốt đậu có màu đỏ sẫm, sốt cao phiền khát, mặt đỏ môi hồng, niêm mạc miệng có những nốt phỏng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ (tà vào phần khí và phần dinh).

Phương pháp chữa: Thanh nhiệt giải độc ở khí phận. Lương huyết ở doanh phận.

* Bài Thuốc 1: Kim ngân hoa 12g, sinh địa 12g (loại nhỏ), liên kiều 8g, xích thược 8g, bồ công anh 16g, chi tử sao 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

* Bài Thuốc 2: Kim ngân hoa 12g, bạc hà 8g, lá tre 16g, cam thảo 8g, kinh giới tuệ 8g, chi tử 8g, ngư tinh thảo 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Phòng bệnh

1. Cách ly bệnh nhân 5 ngày sau khi đã hết nốt phỏng thủy đậu.

2. Đối với trẻ có tiếp xúc với bệnh, cách ly 21 ngày kể từ khi tiếp xúc và cho uống Thuốc (bài Thuốc 1 - 2 với loại nhẹ).

Để biết các loại thảo dược trong các bài Thuốc bạn chỉ cần nhấn vào các từ khóa có trong bài viết.

Theo Lương y Vũ Quốc Trung

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/bai-thuoc-y-hoc-co-truyen-phong-va-tri-benh-thuy-dau)

Tin cùng nội dung

  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Thuốc hành khí và giáng khí được dùng để chữa các chứng bệnh khí trệ, khí uất, khí nghịch do khí trệ ở tỳ vị, can khí uất kết, vị khí nghịch, phế khí nghịch, co cứng các cơ gây ra.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Thuốc cố áp có tác dụng cầm mồ hôi, chữa di tinh, di niệu và cầm ỉa chảy, do các nguyên nhân khí hư, tỳ hư, thận hư gây ra. Các bài Thuốc cố sáp được tạo thành do các Thuốc cố sáp: cầm mồ hôi, cố tinh sáp niệu, cầm ỉa chảy với các Thuốc bổ khí, dương âm thanh nhiệt.
  • I. Các bài Thuốc tân ôn giải biểu Các bài Thuốc tân ôn giải biểu có tác dụng phát tán phong hàn chữa các chứng bệnh gây do ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh, phát sốt, đầu, gáy cứng, đau chân tay, mình đau mỏi, miệng không khát, có mồ hôi hay không có mồ hôi rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phủ khẩn hay phù hoãn.
  • Các bài Thuốc chữa mụn nhọt viêm tấy gồm các vị Thuốc thanh, nhiệt giải độc, hoạt huyết, ôn thông khí huyết có tác dụng giải độc tiêu viêm, tán kết, trừ mủ.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
  • Thủy đậu (trái rạ) là một dạng bệnh truyền nhiễm do virut gây ra. Người chưa từng mắc bệnh và chưa tiêm vaccine thủy đậu sẽ rất dễ bị lây nhiễm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY