Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hà Nội: Số ca mắc thủy đậu tiếp tục tăng, tập trung phòng chống dịch bệnh mùa hè

(HNMO) - Từ ngày 31-3 đến 7-4, số ca mắc thủy đậu vẫn tiếp tục gia tăng. Ngành Y tế thành phố yêu cầu tăng cường triển khai phòng, chống dịch bệnh mùa hè và dịp nghỉ lễ.

(hnmo) - sáng 10-4, theo tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật (cdc) hà nội, tuần qua (từ ngày 31-3 đến 7-4), số ca mắc sốt xuất huyết ghi nhận ở mức thấp, số ca tay chân miệng giảm so với tuần trước. tuy nhiên, số ca mắc thủy đậu vẫn tiếp tục tăng. ngành y tế thành phố yêu cầu tăng cường triển khai phòng, chống dịch bệnh mùa hè và dịp nghỉ lễ.

Cụ thể, trong tuần qua, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 185 ca mắc thủy đậu (tăng 19 ca so với tuần trước). Ngoài ra, ghi nhận một số chùm ca bệnh thủy đậu tại các trường tiểu học, mầm non: Tiểu học Vân Hòa, huyện Ba Vì có 17 ca; mầm non Phú Đô, quận Nam Từ Liêm (18 ca); Tiểu học Dân Hòa, huyện Thanh Oai (9 ca); Mầm non Yên Trung, huyện Thạch Thất (12 ca).

Như vậy, từ đầu năm 2023 cho đến nay, Hà Nội đã có 985 ca mắc thủy đậu; trong khi cùng kỳ năm 2022 chỉ có 14 ca.

Về dịch bệnh sốt xuất huyết, trong tuần qua, hà nội có 9 ca mắc (tăng 1 trường hợp so với tuần trước). tổng cộng từ đầu năm đến nay, hà nội có 206 ca mắc sốt xuất huyết (cùng kỳ năm 2022 có 10 ca) và 9 ổ dịch, hiện còn 1 ổ dịch đang hoạt động. bệnh nhân phân bố tại 26/30 quận, huyện, thị xã và 128/579 xã, phường, thị trấn.

Về bệnh tay chân miệng, tuần qua có 50 ca mắc (giảm 13 ca so với tuần trước). Cộng dồn từ đầu năm 2023 đến nay, thành phố có 298 ca mắc tay chân miệng; trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ có 4 ca.

Ngoài ra, trong tuần qua cũng ghi nhận 3 ổ dịch tay chân miệng tại trường mầm non họa mi - yên bình, huyện thạch thất với 2 ca bệnh; thôn sổ tơi, xã yên trung, huyện thạch thất (2 ca); tổ 19 thị trấn đông anh (2 ca). từ đầu năm đến nay, hà nội ghi nhận 11 ổ dịch tay chân miệng, hiện còn 6 ổ dịch đang hoạt động.

Theo đánh giá của Sở Y tế Hà Nội, hiện nay, thời tiết đã chuyển sang mùa hè nóng ẩm, là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh như: Tay chân miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết, sởi, tiêu chảy cấp, viêm não Nhật Bản… phát triển và gia tăng. Bên cạnh đó, các dịch bệnh nguy hiểm như cúm A (H7N9), cúm A (H5N6), Marburg… tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập.

Chính vì vậy, để chủ động phòng, chống các dịch bệnh mùa hè, đặc biệt là trong các dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5 sắp tới, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu, CDC thành phố giám sát chặt chẽ hành khách nhập cảnh vào Việt Nam qua sân bay quốc tế Nội Bài, kiểm tra thân nhiệt của hành khách bằng máy đo thân nhiệt, lưu ý hành khách đến từ các quốc gia có dịch cúm A (H7N9), cúm A (H5N6), Marburg… Áp dụng biện pháp cách ly, chuyển tuyến điều trị đối với những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; đồng thời, thông báo cho trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã để tổ chức giám sát dịch tại cộng đồng.

Đối với các bệnh truyền nhiễm đang lưu hành trong nước, Sở Y tế thành phố đề nghị, Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh tại cộng đồng và cơ sở y tế để phát hiện sớm ca bệnh dịch; tổ chức khoanh vùng, xử lý ổ dịch triệt để không để dịch lan rộng. Bố trí cán bộ trực và sẵn sàng triển khai các biện pháp bao vây khoanh vùng xử lý dịch bệnh, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ…

“Ngoài việc tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo, các cơ sở khám, chữa bệnh cần thực hiện nghiêm túc việc quản lý chất thải của người bệnh không để mầm bệnh phát tán gây dịch trong bệnh viện hoặc lan ra cộng đồng. Đồng thời, các cơ sở khám, chữa bệnh phải phối hợp chặt chẽ với CDC thành phố và trung tâm y tế quận, huyện, thị xã trên địa bàn trong việc thông báo, trao đổi thông tin về các trường hợp mắc dịch bệnh mùa hè để chủ động giám sát, xử lý dịch tại cộng đồng”, Sở Y tế Hà Nội nêu rõ.

Cùng với đó, thực hiện nghiêm túc chế độ trực trong các ngày nghỉ lễ, thông tin, báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh theo quy định.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1060838/ha-noi-so-ca-mac-thuy-dau-tiep-tuc-tang-tap-trung-phong-chong-dich-benh-mua-he)

Tin cùng nội dung

  • Theo PGS.TS Vũ Nam, thời kỳ phát bệnh cần kiêng: tắm nước lã, ăn gừng, hạt tiêu, đồ cay, mỡ dầu, thúc ăn ngọt đậm…
  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP Đà Nẵng đã ghi nhận hơn 350 trường hợp mắc thủy đậu điều trị tại Bệnh viện Da liễu.
  • Dạo này trẻ em bị sởi và thủy đậu nhiều quá, em muốn đưa bé đi chích ngừa, không biết giá vắc xin là bao nhiêu vậy Mangyte? (Thủy Trúc - thuy…@gmail.com)
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
  • Thủy đậu (trái rạ) là một dạng bệnh truyền nhiễm do virut gây ra. Người chưa từng mắc bệnh và chưa tiêm vaccine thủy đậu sẽ rất dễ bị lây nhiễm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY