Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Việt Nam tiêu thụ 60.000 tấn thảo dược mỗi năm và Hơn 5.000 dược liệu cùng gần 1.300 bài Thuốc dân gian được y học cổ truyền Việt Nam công nhận

Hơn 5.000 dược liệu cùng gần 1.300 bài Thuốc dân gian được y học cổ truyền Việt Nam công nhận, nhiều loài quý hiếm như sâm, ba kích, ngân đằng...

Phát biểu tại hội chợ dược liệu và y dược cổ truyền khai mạc ngày 20/3 ở Hà Nội, ông Phạm Vũ Khánh, Cục trưởng Quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam là quốc gia phong phú về nguồn dược liệu. Đây là điều kiện quan trọng để Việt Nam phát triển ngành công nghiệp dược liệu và y học cổ truyền.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 80% dân số ở các nước đang phát triển vẫn dựa vào Thuốc từ thảo dược để chăm sóc sức khỏe. Ở các nước có nền công nghiệp phát triển, 1/4 số Thuốc thống kê trong các đơn chứa hoạt chất thảo mộc. Ngày nay việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm Thuốc là xu thế được các nhà khoa học quan tâm.

Mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 50.000-60.000 tấn các loại dược liệu khác nhau, sử dụng vào việc chế biến vị Thuốc y học cổ truyền, nguyên liệu ngành công nghiệp dược hoặc xuất khẩu. Thị trường tiêu thụ dược liệu của Việt Nam rất lớn.

Bác sĩ khám bệnh cho khách tham quan hội chợ dược liệu cổ truyền, ngày 20/3. Ảnh: L.N

Hiện cả nước có 226 cơ sở sản xuất dược liệu, Thuốc cổ truyền, trên 1.400 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, quy mô cũng như trình độ sản xuất còn manh mún, lạc hậu, thiếu tính liên kết, 80% nguyên liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc. Chất lượng các sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu trong nước còn nhiều hạn chế.

Để đưa dược liệu trở thành thế mạnh của ngành dược Việt Nam, Bộ Y tế quy hoạch nhiều vùng trồng dược liệu quy mô lớn. Khai thác các vùng có lợi thế về điều kiện tự nhiên, thích hợp với sinh trưởng và phát triển của cây vị Thuốc, phù hợp với nguồn nhân lực có khả năng tiếp thu kỹ thuật mới.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/viet-nam-tieu-thu-60000-tan-thao-duoc-moi-nam-va-hon-5000-duoc-lieu-cung-gan-1300-bai-thuoc-dan-gian-duoc-y-hoc-co-truyen-viet-nam-cong-nhan)

Tin cùng nội dung

  • Mùa hè đến cũng là lúc mụn trứng cá có điều kiện phát triển. Trong môi trường nóng ẩm các tuyến ở da tăng cường bài tiết nhiều mồ hôi và chất bã nhờn dễ làm tắc lỗ chân lông khiến lượng chất bã nhờn không thoát ra ngoài mà tích tụ tạo thành nhân mụn.
  • Ayurveda (y học Ấn Độ cổ đại) có những bí quyền cổ truyền hiệu nghiệm để kéo dài yêu đương lâu hơn, tăng sức chịu đựng và kích thích hoạt động T*nh d*c
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY