Năm 1839, ba nhà phát minh Niepce, Daguerre (Pháp) và Talbot (Anh) đã cho ra đời bộ môn nhiếp ảnh. Chỉ 30 năm sau, bộ môn này đến với Việt Nam nhờ một người đàn ông.
Người đầu tiên đưa nhiếp ảnh về Việt Nam không phải một người hoạt động trong ngành nghệ thuật, mà là một vị quan dưới triều vua Tự Đức. Ông là Đặng Huy Trứ (1825 – 1874), người ở xã Hương Xuân, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đặng Huy Trứ từng thi đỗ Tiến sĩ và làm quan lớn. Ông được đích thân vua Tự Đức cử đến Quảng Châu, Hương Cảng và Ma Cao để làm nhiệm vụ riêng.
Ảnh vẽ chân dung Đặng Huy Trứ trong chuyến đi đến Hương Cảng. Ảnh: GOVN.Năm 1865, Đặng Huy Trứ đến Hương Cảng mua thuốc súng và lần đầu tiên nhìn thấy kỹ thuật nhiếp ảnh do người Anh tạo ra. Cũng trong lần đó, vị tiến sĩ này chụp 2 tấm ảnh: 1 bức mặc Triều phục và 1 bức mặc đồ thường như thương nhân Trung Quốc. Để so sánh độ chân thực, Đặng Huy Trứ đã cho người vẽ lại 2 bức chân dung để so sánh. Cuối cùng ông nhận thấy ảnh chụp không khác gì tranh chân dung, thậm chí có phần còn tỉ mỉ, chân thực hơn.
Tượng Đặng Huy Trứ tại nhà thờ họ Đặng ởlàng Thanh Lương, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, thành phố Huế. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.Hiện tại, 2 bức chân dung năm đó của Đặng Huy Trứ vẫn được con cháu lưu giữ ở nhà thờ chính họ Đặng Huy tại xã Thanh Lương (Hương Trà – Huế) và nhà thờ chi thứ ba của họ Đặng Huy ở xã Gia Thụy (Gia Lâm – Hà Nội).
Kể từ lần đầu tiên được tiếp xúc với nhiếp ảnh, Đặng Huy Trứ vẫn luôn nghĩ về nó và tìm cách đưa về Việt Nam. Thời bấy giờ nước ta chỉ có vẽ truyền thần, không biết đến máy ảnh là gì. Vậy nên máy ảnh, những tấm hình chân thực quả thật đã gây chấn động khắp nơi.
Năm 1867, Đặng Huy Trứ đi Hương Cảng, đặt mua máy cùng vật liệu, học kỹ cách dùng. 2/2/1869, hiệu ảnh đầu tiên của Việt Nam chính thức khai trương. Nó có tên “Cảm Hiếu Đường”, nằm trên phố Thanh Hà, Hà Nội, do Đặng Huy Trứ làm chủ.
Không gian tưởng niệm danh nhân Đặng Huy Trứ tại tầng 4 – B16 Kim Liên (Hà Nội). Tư liệu gia đìnhNhưng Đặng Huy Trứ mở hiệu ảnh ra không phải để kiếm tiền. Mục đích lớn nhất của ông là giới thiệu phát minh mới với người dân nước ta. Người dân mọi nơi đều được lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ, đặc biệt là ảnh người quá cố để thờ phụng. Về sau Đặng Huy Trứ thu tiền giới nhà giàu, quan lại. Cũng chính “tổ nghề nhiếp ảnh” này đã tiên phong trong chụp ảnh chân dung, phong cảnh cùng các sự kiện lịch sử.
Năm 1874, Đặng Huy Trứ qua đời, hiệu ảnh “Cảm Hiếu Đường” cũng chính thức dừng hoạt động. Đến nay bảo tàng ở Pháp vẫn lưu giữ một số bức ảnh do “Cảm Hiếu Đường” chụp.
Phố Thanh Hà, nơi cụ Đặng Huy Trứ lập hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường năm 1869. Ảnh: GOVN.Có thể nhiều người sẽ bất ngờ, hậu duệ đời thứ 6 của Đặng Huy Trứ là ông Phạm Tuấn Khánh từng được Hồ Chủ tịch chọn làm Cục trưởng Cục Điện ảnh đầu tiên của Việt Nam. Năm 1958, Chính phủ quyết định thành lập Cục Điện ảnh riêng, tách ra khỏi Doanh nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam. Ông Phạm Tuấn Khánh lúc này là Ủy viên Đảng đoàn Bộ Văn hóa đã được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Điện ảnh.
Bất ngờ hơn, ngày Sắc lệnh số 147-SL khai sinh ngành Nhiếp ảnh và Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được ký chỉ sau ngày kỷ niệm khai trương “Cảm Hiếu Đường” chỉ 1 ngày.
Theo SHTT&ST
Link bài gốc Lấy link
https://sohuutritue.net.vn/to-nghe-nhiep-anh-tung-gay-chan-dong-viet-nam-co-hau-due-la-cuc-truong-cuc-dien-anh-dau-tien-d199238.htmlTheo SHTT&ST