Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bác sĩ tại nhà: Vết thâm do thủy đậu có thể lành sau bao lâu?

(HNMCT) - Hỏi: Tôi đã khỏi thủy đậu sau một tuần nhưng những nốt thủy đậu để lại nhiều vết thâm, đặc biệt là ở vùng da mặt. Xin hỏi bác sĩ, bao lâu thì những vết thâm này sẽ biến mất và cách phòng tránh để vết thâm này không thành sẹo?

(hnmct) - hỏi: tôi đã khỏi thủy đậu sau một tuần nhưng những nốt thủy đậu để lại nhiều vết thâm, đặc biệt là ở vùng da mặt. xin hỏi bác sĩ, bao lâu thì những vết thâm này sẽ biến mất và cách phòng tránh để vết thâm này không thành sẹo? trần thúy quỳnh (quận cầu giấy, hà nội)

đáp: thủy đậu là bệnh lây truyền do nhiễm virus varicella zoster. dấu hiệu đặc trưng nhất của thủy đậu là xuất hiện các mụn nước, nốt thủy đậu ở khắp cơ thể. sau khi khỏi bệnh, những nốt thủy đậu cũng sẽ tự khô và lành, không để lại sẹo. tuy nhiên trong một số trường hợp, nếu không được chăm sóc cẩn thận và đúng cách, những nốt thủy đậu có thể để lại sẹo và vết thâm trên da, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ khuôn mặt, nhất là với phụ nữ.

“sẹo thủy đậu bao lâu thì hết?” - điều đó phụ thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc da, phương pháp điều trị của mỗi người. để phòng ngừa sẹo, người bệnh cần chú ý không chà xát lên nốt thủy đậu để tránh làm vỡ mụn; hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời; uống nhiều nước và bổ sung vitamin; không nặn mụn...

Ngoài ra, có thể chọn mua thuốc trị sẹo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và tham vấn ý kiến bác sĩ da liễu chứ không nên dùng các loại thuốc trị sẹo không rõ nguồn gốc, thành phần được bán trôi nổi trên thị trường...

Nếu sau một năm điều trị nhưng vết thâm và sẹo thủy đậu không được cải thiện, có thể điều trị bằng các phương pháp trị sẹo công nghệ cao như điều trị phá tổ chức xơ, phẫu thuật hoặc tiêm một số chất vào đáy sẹo để giúp cho sẹo trở nên phẳng hơn. tuy nhiên, nếu có nhu cầu điều trị, bệnh nhân nên đến những cơ sở uy tín và có sự tư vấn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhật(Khoa Khám bệnh và Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec) 

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1061217/bac-si-tai-nha-vet-tham-do-thuy-dau-co-the-lanh-sau-bao-lau)

Tin cùng nội dung

  • Trong Đông y, thủy đậu thuộc phạm vi các chứng bệnh như: Thủy hoa, thủy bào, thủy sang, thủy chẩn...
  • Theo số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh, từ đầu năm 2015 đến nay, toàn tỉnh Quảng Ninh đã ghi nhận 149 trường hợp mắc bệnh thủy đậu...
  • Thủy đậu được coi là bệnh lành tính nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể trở thành một mối lo lớn đối với các bà mẹ trong thời kỳ mang thai vì nó có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  • Những ngày này, nhiều trẻ bị mắc thủy đậu, việc ăn uống đúng CÁCH, giúp người bệnh mau hồi phục sức khỏe, TRÁNH biến chứng.
  • Con gái tôi khi hơn 13 tháng tuổi đã mắc bệnh thủy đậu, nay cháu đã được 19 tháng tuổi.
  • Theo PGS.TS Vũ Nam, thời kỳ phát bệnh cần kiêng: tắm nước lã, ăn gừng, hạt tiêu, đồ cay, mỡ dầu, thúc ăn ngọt đậm…
  • Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP Đà Nẵng đã ghi nhận hơn 350 trường hợp mắc thủy đậu điều trị tại Bệnh viện Da liễu.
  • Dạo này trẻ em bị sởi và thủy đậu nhiều quá, em muốn đưa bé đi chích ngừa, không biết giá vắc xin là bao nhiêu vậy Mangyte? (Thủy Trúc - thuy…@gmail.com)
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Thủy đậu (trái rạ) là một dạng bệnh truyền nhiễm do virut gây ra. Người chưa từng mắc bệnh và chưa tiêm vaccine thủy đậu sẽ rất dễ bị lây nhiễm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY