Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bác sĩ tại nhà: Trẻ bị đái tháo đường có nên uống nước ép hoa quả?

(HNMCT) - Hỏi: Con tôi được chẩn đoán mắc đái tháo đường type 1, do đó, tôi không cho cháu dùng đồ ngọt như bánh kẹo, thay vào đó là các loại hoa quả, nước ép trái cây. Xin hỏi bác sĩ, lượng đường tự nhiên trong nước ép trái cây có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mắc tiểu đường?

(hnmct) - hỏi: con tôi được chẩn đoán mắc đái tháo đường type 1, do đó, tôi không cho cháu dùng đồ ngọt như bánh kẹo, thay vào đó là các loại hoa quả, nước ép trái cây. xin hỏi bác sĩ, lượng đường tự nhiên trong nước ép trái cây có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mắc tiểu đường? hoàng thu trà (quận cầu giấy, hà nội)

Đáp: Trái cây là một nguồn chất xơ rất tốt cho cơ thể. Có hai loại chất xơ, chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan là thức ăn cho các vi khuẩn có lợi ở đường ruột, gắn kết với các axit mật trong ruột làm giảm nhũ tương hóa chất béo của thức ăn (làm dễ tiêu), thẩm thấu, nối kết với các cholesterol và thải trừ chúng ra khỏi cơ thể.

Chất xơ không hòa tan giúp hạn chế sự tăng đường máu sau khi ăn ở bệnh nhân đái tháo đường, phòng chống tăng cholesterol trong máu. Nếu như chỉ uống nước ép trái cây nghĩa là đã loại bỏ đi phần chất xơ có tác dụng cản trở việc tăng đường - điều đặc biệt quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường.

Khi ép trái cây thường phải sử dụng lượng trái cây lớn hơn, nước ép chứa nhiều đường hơn so với ăn trái cây toàn phần. Nước ép cũng không còn chất xơ, khiến chúng ta hấp thụ đường nhiều và nhanh hơn. Lượng đường trong máu cao gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng với trẻ em mắc đái tháo đường.

Vì vậy, cách tốt nhất là nên cho trẻ ăn nguyên trái cây. Ví dụ, ăn cam, quýt thì nên ăn cả múi, ăn nho, táo cả vỏ bởi chất xơ có nhiều trong xác vỏ làm hấp thu đường chậm và có khả năng chống táo bón.

Bác sĩ Nguyễn Thu YênChuyên khoa Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1055855/bac-si-tai-nha-tre-bi-dai-thao-duong-co-nen-uong-nuoc-ep-hoa-qua)

Tin cùng nội dung

  • Đái tháo đường ngày nay đã được chứng minh là nguyên nhân chính gây suy thận giai đoạn cuối, vượt qua hai đối thủ là tăng huyết áp và bệnh cầu thận.
  • Thêm một tác hại của nhiễm vi khuẩn H.pylori ở dạ dày vừa được nhóm nghiên cứu của BV Trường ĐH Quốc gia tại Đài Loan công bố.
  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY