Nội tiết hôm nay

Bốn bước để kiểm soát bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do vì sao chúng ta cần có nhóm chăm sóc với sự phối hợp giữa bác sĩ gia đình, bác sĩ nội tiết, bác sĩ nhãn khoa, bác sĩ nội thần kinh, bác sĩ tiết niệu và nội thận, bác sĩ chuyên về hoại tử chân, nha sĩ, y tá, dược sĩ, chuyên viên dinh dưỡng, và những nhân viên y tế khác để điều trị và chăm sóc tổng thể một bệnh nhân bệnh tiểu đường. Người bệnh cũng có thể cần thêm sự hỗ trợ từ chuyên viên tâm lý, điều phối viên phúc lợi xã hội (social worker) cũng như từ bạn bè và gia đình.

Bản thân bệnh nhân là thành viên quan trọng nhất trong nhóm chăm sóc nói trên và bệnh nhân cần đóng vai trò tích cực trong việc định hướng và xây dựng kết hoạch điều trị phù hợp với mình. Bệnh nhân cũng cần học cách lựa chọn khôn ngoan để chữa trị bệnh tiểu đường mỗi ngày.
Hãy cùng tìm hiểu 4 bước sau để kiểm soát và sống tốt với bệnh tiểu đường.

BƯỚC 1: TÌM HIỂU VỀ bệnh tiểu đường

bệnh tiểu đường là gì?

bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa biểu hiện bằng việc có mức đường trong máu cao.
Có ba loại bệnh tiểu đường chính:

bệnh tiểu đường là nghiêm trọng

Các bạn có thể nghe nhiều người nói rằng “Tôi có bệnh tiểu đường nhẹ” hoặc “Mức đường máu tôi hơi cao”. Những từ ngữ này có thể làm bạn nghĩ rằng bệnh tiểu đường không mấy nghiêm trọng. Đó là điều không đúng. bệnh tiểu đường là bệnh nghiêm trọng, tuy nhiên bạn có thể kiểm soát nó!
Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường cần chọn lựa thực phẩm lành mạnh, duy trì trọng lượng cơ thể đúng và kiên trì vận động, tập thể dục hằng ngày theo bệnh trạng của mình. Thật là nhiều việc để làm, nhưng chúng sẽ mang lại kết quả xứng đáng!

Vì sao phải quan tâm đến bệnh tiểu đường?

Khi mức đường trong máu được kiểm soát tốt trong giới hạn bình thường, bạn sẽ

    Cảm thấy khỏe khắn và có nhiều sinh lực
Việc chăm sóc bản thân chu đáo và kiểm soát bệnh tình giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và ít gặp các vấn đề sức khỏe do bệnh tiểu đường gây ra như:

    Đau tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ

BƯỚC 2: NẮM RÕ TÌNH TRẠNG BỆNH VÀ CÁC CHỈ SỐ

Hãy hỏi nhóm chăm sóc sức khỏe về tình hình bệnh tật chung của bạn cũng như các chỉ số HbA1C, huyết áp và cholesterol. Điều này giúp hạ thấp nguy cơ bị đau tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc các biến chứng khác của bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm đo mức HbA1C
Xét nghiệm này cho bạn biết mức đường trong máu của mình là bao nhiêu trong khoảng 3 tháng vừa qua. Hầu hết người bình thường có mức HbA1C là dưới 7%. Mức đường trong máu cao có thể làm hại tim và mạch máu, thận, chân và mắt.

Theo dõi huyết áp
Cố gắng duy trì huyết áp dưới 130/80 mmHg. Huyết áp cao làm cho tim phải hoạt động quá mức, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quy và bệnh thận.

Xét nghiệm đo mức cholesterol trong máu
Cố gắng duy trì mức LDL trong máu dưới 100 mg/dl và mức HDL trên 40 mg/dl. LDL hay cholesterol “xấu” có thể lấp đầy và làm tắt động mạch, gây nên nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. HDL hay cholesterol “tốt” giúp loại bỏ cholesterol ra khỏi mạch máu.

Hãy hỏi thêm bác sĩ về những việc cần làm để kiểm soát các chỉ số trên.

BƯỚC 3: KIỂM SOÁT bệnh tiểu đường

Nhiều người có thể tránh được những biến chứng mạn tính (xảy ra sau một thời gian dài) của bệnh tiểu đường bằng cách chăm sóc bản thân tốt. Hãy hợp tác với nhóm chăm sóc sức khỏe để kiểm soát các chỉ số HbA1C, huyết áp và cholesterol của bạn. Bạn cũng nên đọc kỹ tài liệu này để biết cách tự chăm sóc mình. Đối mặt với bệnh tiểu đường

    Căng thẳng có thể làm tăng mức đường trong máu. Mặc dù việc loại bỏ căng thẳng ra khỏi đời sống hằng ngày là khó khăn, bạn vẫn có thể học được cách đối mặt và giảm bớt căng thẳng. Hãy hít thở sâu, làm vườn, đi bộ, thiền tịnh, nghe nhạc hoặc làm những việc bạn yêu thích.
Sử dụng chương trình ăn kiêng dành cho bệnh tiểu đường

    Hãy yêu cầu nhóm chăm sóc sức khỏe giúp bạn lên một chương trình ăn kiêng phù hợp.
Tích cực vận động

    Đưa ra mục tiêu cụ thể để giữ cơ thể hoạt động tích cực trong hầu hết những ngày trong tuần. Bắt đầu từ từ bằng việc đi bộ 10 phút, 3 lần trong một ngày. Sau đó bạn có thể tăng dần tùy theo bệnh trạng của mình. Đi bộ nhanh là một cách tuyệt vời để hoạt động nhiều hơn.
Nắm rõ những việc nên làm hằng ngày

    Nên dùng Thu*c điều trị tiểu đường và những bệnh khác ngay cả khi bạn thấy khỏe mạnh. Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có cần dùng aspirin để ngăn ngừa bị nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não. Hãy báo cho bác sĩ khi bạn thấy mình không thoải mái với điều trị hoặc gặp tác dụng phụ.
  • bệnh tiểu đường của bạn.

BƯỚC 4: KHÁM SỨC KHỎE THƯỜNG XUYÊN

Hãy gặp nhóm chăm sóc sức khỏe ít nhất 2 lần trong một năm để phát hiện và chữa trị sớm các biến chứng. Hãy thảo luận về những việc bạn có thể làm để đạt được mục tiêu của mình.

Ở mỗi lần khám bệnh, bạn cần:

    Kiểm tra huyết áp
Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên:

    Đo mức HbA1C (nên làm thường xuyên hơn nếu bạn có mức cao hơn 7%)
Bạn cũng nên hỏi bác sĩ về sự cần thiết của việc chích ngừa cảm cúm, viêm phổi và viêm gan siêu vi B.

Hãy hỏi nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn về những xét nghiệm cần thiết và yêu cầu họ cho biết kết quả và ý nghĩa của chúng. Hãy ghi lại những kết quả trên vào một chỗ để lưu trữ cũng như ghi nhớ ngày giờ của lần khám kế tiếp.

Xem thêm

Tài liệu tham khảo
http://ndep.nih.gov/publications/PublicationDetail.aspx?PubId=4
http://ndep.nih.gov/media/NDEP67_4Steps_4c_508.pdf

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bon-buoc-de-kiem-soat-benh-tieu-duong-593.html)

Tin cùng nội dung

  • Một nghiên cứu mới đây cho thấy những người bị sỏi thận có thể tăng nguy cơ bị tiểu đường týp 2 sau này.
  • Không sử dụng các Thu*c nhuận tràng để điều trị táo bón. Việc sử dụng các Thu*c này có thể gây suy yếu ruột và khiến cơ thể phụ thuộc vào Thu*c
  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY