Nội tiết hôm nay

Tìm hiểu thông tin về Tuyến yên

Tuyến yên là một tuyến nội tiết (sản xuất hormone). Đây là một phần quan trọng của một hệ thống tín hiệu đặc biệt, giúp điều hòa nhiều chức năng khác nhau của cơ thể.

Tuyến yên là gì?

Tuyến yên là một tuyến nội tiết (sản xuất hormone). Đây là một phần quan trọng của một hệ thống tín hiệu đặc biệt, giúp điều hòa nhiều chức năng khác nhau của cơ thể. Tuyến yên giúp kiểm soát chức năng của cơ thể bằng cách phóng thích các hormone (còn được gọi là nội tiết tố) vào máu. Các hormone được vận chuyển trong máu để đến các cơ quan đích (target). Thông thường tại các cơ quan đích, chúng làm phóng thích một hormone thứ hai. Cơ quan đích có thể hoặc là tuyến nội tiết đặc biệt hoặc là các loại mô khác trong cơ thể như một số nhóm tế bào.
Tuyến yên thường được gọi là tuyến nội tiết trung ương vì nó kiểm soát nhiều tuyến tiết hormone khác: chẳng hạn như buồng trứng, tuyến thượng thận và tinh hoàn.

Tuyến yên nằm ở đâu?

Với kích thước bằng khoảng hạt đậu, tuyến yên được tìm thấy ở nền sọ, phía sau mũi của bạn. Tuyến yên rất gần với một phần khác của não bộ, được gọi là vùng dưới đồi (hạ đồi).

Tuyến yên có hai phần (thùy) chính: tuyến yên trước (ở phía trước) và tuyến yên sau (ở phía sau). Hai phần này phóng thích tiết nội tiết tố khác nhau nhắm đến các cơ quan đích khác nhau của cơ thể.

Tuyến yên hoạt động như thế nào?

Cơ thể của bạn ở trong trạng thái liên tục thay đổi. Nhịp tim, huyết áp và nhiệt độ cơ thể, tất cả đều thay đổi để đáp ứng với những hoạt động của bạn và môi trường xung quanh bạn. Cơ thể có những hệ thống đặc biệt theo dõi liên tục các thay đổi này và các chức năng sống quan trọng khác. Những hệ thống này không phải chỉ giám sát, mà còn đáp ứng với biến đổi và giúp cơ thể khôi phục lại sự cân bằng. Một trong những hệ thống đó là vùng dưới đồi và tuyến yên.

Vùng dưới đồi nhận thông tin từ nhiều nguồn về các chức năng cơ bản của cơ thể. Nó sử dụng các thông tin nhận được để giúp điều hoà những chức năng này. Một trong những cách vùng dưới đồi thực hiện liên quan đến việc kiểm soát tuyến yên. Vùng dưới đồi thực hiện điều này bằng cách sử dụng hormone riêng của nó để liên lạc với tuyến yên. Vùng dưới đồi theo dõi nồng độ của những hormone khác nhau trong máu nhờ những tế bào đặc biệt của nó. Khi những hormone này giảm xuống dưới mức nhất định, vùng dưới đồi sẽ được kích thích để tiết ra hormone đi đến “báo” cho tuyến yên sản xuất ra một hoặc nhiều hormone khác. Các hormone sản xuất bởi tuyến yên sẽ được phóng thích vào máu nhờ đó được vận chuyển đến các tuyến nội tiết khác như tuyến giáp. Các hormone tuyến yên sau đó có thể kích thích tuyến nội tiết đích (như ví dụ trên là tuyến giáp) để chúng sản xuất hormone riêng của nó. Những hormone được sản xuất “tại chỗ” này mới thực sự điều hòa cơ thể của bạn. Như ở ví dụ trên, các hormone tuyến giáp làm tăng tốc độ chuyển hóa của cơ thể. Trong một số trường hợp, khi nồng độ hormone được sản xuất tại chỗ cao lên, chúng sẽ làm ngừng việc phóng thích hormone ở vùng dưới đồi và tuyến yên. Nguyên tắc này được gọi là cơ chế ức chế ngược hay cơ chế phản hồi âm (negative feedback), và nó giúp ngăn ngừa nồng độ hormone tăng quá cao. Tuyến yên trước sản xuất các hormone có tác dụng điều hòa các hoạt động của cơ thể trên phạm vi rất rộng, từ tăng trưởng đến sinh sản. Sự sản xuất hormone từ thùy trước tuyến yên được kiểm soát bởi vùng dưới đồi. Có ít nhất bảy loại hormone khác nhau được tiết ra bởi thùy trước tuyến yên. Thùy sau tuyến yên chỉ sản xuất hai loại hormone.

CÁC HORMONE THÙY TRƯỚC TUYẾN YÊN

Hormone

Cơ quan đích chính

Chức năng

Adrenocorticotrophic hormone (ACTH)

Tuyến thượng thận

Kích thích tuyến thượng thận sản xuất cortisol. Cortisol quan trọng trong việc kiểm soát sự trao đổi chất của cơ thể, lượng đường trong máu và huyết áp. Nó còn là yếu tố chống viêm, và giúp cho cơ thể chống lại một số stress như chảy máu hoặc nhịn ăn.

Hormone kích thích nang trứng (Follicle-stimulating hormone - FSH)

Buồng trứng (phụ nữ)

Kích thích buồng trứng sản xuất một nang trứng để thụ tinh. Nó cũng gây ra tăng hormone estrogen

Tinh hoàn (nam giới)

Kích thích tinh hoàn sản xuất tinh trùng.

Hormone tăng trưởng (Growth hormone -GH)

Nhiều tế bào khác nhau của cơ thể

Hiệu quả được nổi bật nhất ở trẻ em là để tăng chiều cao. Ở người lớn và trẻ em, nó giúp kiểm soát khối lượng cơ bắp và mỡ trong cơ thể. Nó cũng giúp chữa lành vết thương và tăng cường hệ miễn dịch.

Luteinising hormone (LH)

Buồng trứng (phụ nữ)

Gây rụng trứng - sự phóng thích trứng đã sẵn sàng để thụ tinh.

Tinh hoàn (nam giới)

Kích thích các tế bào trong tinh hoàn sản xuất testosterone.

Melanocyte - stimulating hormone (MSH)

Não?

Vai trò chính xác trong cơ thể con người là chưa rõ. Nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não; khi hormone này có quá nhiều sẽ gây ra xạm da.

Prolactin

Tuyến vú

Cùng với các hormone khác kích thích tuyến vú sản xuất sữa.
Nó cũng có thể được tìm thấy ở phụ nữ không mang thai. Đàn ông cũng có prolactin mặc dù chức năng vẫn chưa được rõ.

Hormone kích thích tuyến giáp (Thyroid-stimulating hormone -TSH)

Tuyến giáp

Kích thích tuyến giáp sản xuất hormone tuyến giáp là triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4).
Các hormone này giúp kiểm soát nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm nhịp tim, nhiệt độ và sự trao đổi chất .

CÁC HORMONE THÙY SAU TUYẾN YÊN

Hormone

Cơ quan đích chính

Chức năng

Hormone chống bài niệu (ADH)

Thận

Giảm sản xuất nước tiểu. (Nó làm nước đã được lọc qua thận trở ngược lại cơ thể. Điều này sẽ làm giảm lượng nước tiểu).
ADH cũng gây tăng huyết áp.

Oxytocin

Vú và tử cung

Kích thích sự co bóp của tử cung lúc sinh. Giúp vú tiết sữa.

Một số rối loạn của tuyến yên

    Mạng Y Tế
    Nguồn: Nguồn Internet (news-tim-hieu-thong-tin-ve-tuyen-yen-591.html)

    Tin cùng nội dung

    Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY