Nội tiết hôm nay

Loãng xương Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. May mắn thay, bạn có thể làm một số bước để giảm nguy cơ loãng xương. Bằng cách đó, bạn có thể phòng tránh gãy xương do loãng xương, vốn là một nguyên nhân thường dẫn đến tàn tật .

Nếu bạn đã bị loãng xương, hiện đã có các loại Thu*c mới để làm chậm hoặc thậm chí ngừng quá trình yếu đi của xương. Những loại Thu*c này cũng có thể giảm bớt nguy cơ bị gãy xương.

Một số ghi nhớ nhanh

Loãng xương là tình trạng trong đó xương bị yếu, xảy ra do sự mất đi khối lượng xương và sự thay đổi trong cấu trúc xương. Hình bên trái là xương bình thường, và hình bên phải là xương trong bệnh loãng xương.

TỔNG QUAN

Loãng xương là gì?

Loãng xương là một tình trạng trong đó xương yếu đi "âm thầm" dẫn đến việc dễ bị gãy xương.

Xương là mô sống mà trong đó quá trình tái sinh diễn ra liên tục. Cụ thể hơn, cơ thể loại bỏ xương cũ (quá trình tiêu xương) và thay thế bằng xương mới (quá trình tạo xương). Vào giữa độ tuổi 30, hầu hết chúng ta bắt đầu dần dần mất đi nhiều xương hơn lượng xương có thể được thay thế. Kết quả là xương trở nên mỏng và yếu hơn về mặt cấu trúc.

Loãng xương là một quá trình “âm thầm” vì nó không gây ra triệu chứng rõ rệt. Nó có thể làm bạn chú ý chỉ sau khi bạn bị gãy xương. Khi bạn bị loãng xương, xương có thể bị gãy sau một chấn thương nhỏ, chẳng hạn như một lần té ngã. Gãy xương thường gặp nhất ở cột sống, cổ tay và hông. Đặc biệt, gãy cột sống và gãy xương hông có thể dẫn đến những cơn đau và tàn tật mạn tính (dài hạn) và thậm chí là Tu vong. Mục tiêu chính của điều trị loãng xương là ngăn ngừa gãy xương từ những giai đoạn sớm nhất .

nguyên nhân và YẾU TỐ NGUY CƠ

nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương xảy ra do sự mất khối lượng xương (đo đạc bằng mật độ xương) và những thay đổi trong cấu trúc xương. Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương. một số yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được, nhưng một số khác thì không . Nhận thức được yếu tố nguy cơ của bản thân là rất quan trọng để bạn có thể thực hiện các bước để ngăn chặn tình trạng này hoặc bắt đầu điều trị trước khi mọi chuyện trở nên xấu đi .

Yếu tố nguy cơ chính mà bạn không thể thay đổi bao gồm:

Yếu tố nguy cơ mà bạn có thể thay đổi bao gồm:

Hormone Sinh d*c thấp, chủ yếu là estrogen ở phụ nữ như trong thời kỳ mãn kinh

  • Những ai có thể bị bệnh loãng xương?

    Loãng xương thường phổ biến hơn ở những phụ nữ lớn tuổi, chủ yếu là phụ nữ châu Á và da trắng . Tuy nhiên, bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ở cả nam lẫn nữ, và trong tất cả các chủng tộc.

    Người trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh loãng xương và gãy xương cao. Sau khi qua ngưỡng tuổi 50, sẽ có 1/2 phụ nữ và 1/6 đàn ông bị gãy xương ở một thời điểm nào đó Tại Mỹ, khoảng 4,5 triệu phụ nữ và 0,8 triệu đàn ông trên 50 tuổi bị loãng xương (số liệu năm 2005-2006). Những con số này thấp hơn so với ước tính cũ, cho thấy rằng bệnh loãng xương đang giảm dần ở Mỹ và nó cũng phù hợp với xu hướng giảm tỷ lệ gãy xương hông gần đây.

    Tuy vậy, có đến 22,7 triệu phụ nữ và 11,8 triệu đàn ông trên 50 tuổi có khối lượng xương thấp (được gọi là thiếu xương (osteopenia)). Những người có khối lượng xương thấp cũng có nguy cơ gãy xương cao hơn, nhưng nó không cao như người bị loãng xương. Nếu quá trình mất xương vẫn tiếp tục, những người có tình trạng thiếu xương có thể trở thành loãng xương.

    Khi các xương ở cột sống (các đốt sống) bị yếu đi trong bệnh loãng xương, gãy xương có thể xảy ra, làm cho xương sụp xuống và ngắn hơn. Điều này có thể làm bệnh nhân giảm chiều cao và làm cột sống uốn cong về phía trước.

    XÉT NGHIỆM và CHẨN ĐOÁN

    Loãng xương được chẩn đoán như thế nào?

    Bạn có thể biết rằng mình bị loãng xương qua một khảo sát đơn giản là đo mật độ xương (hay đậm độ xương ), đôi khi được gọi là BMD. BMD - lượng xương bạn có trong một diện tích nhất định - được đo tại các vùng khác nhau của cơ thể. Thông thường, các phép đo được thực hiện ở cột sống và hông của bạn, cụ thể hơn là một phần của hông gọi là cổ xương đùi và đầu xương đùi. Phép đo độ hấp thu tia X hai nguồn năng lượng (dual energy X-ray absorptiometry, hay DEXA) là kỹ thuật tốt nhất hiện nay dùng để đo mật độ xương.

    Khảo sát này nhanh chóng và không đau. Nó tương tự như X-quang, nhưng sử dụng ít tia xạ hơn nhiều. Mặc dù vậy, phụ nữ mang thai không nên dùng khảo sát này để tránh nguy cơ làm ảnh hưởng đến thai nhi.

    Khảo sát DEXA sẽ cho ra kết quả là các con số so sánh giữa BMD của bạn với BMD của những người trẻ tuổi khỏe mạnh, cũng như so sánh giữa bạn với những người có cùng độ tuổi. Con số này được gọi là T-score. Cụ thể như sau:

    DEXA T-score Mật độ xương (BMD)
    Lớn hơn hoặc bằng -1.0 Bình thường
    Giữa -1,0 và -2,5 Thiếu xương
    Nhỏ hơn hoặc bằng -2,5 Loãng xương
    Nguy cơ gãy xương thường thấp hơn ở những người bị thiếu xương so với người bị bệnh loãng xương. Tuy nhiên, nếu tiếp tục mất xương, nguy cơ gãy xương sẽ tăng lên.

    ĐIỀU TRỊ

    Bệnh loãng xương được điều trị như thế nào?

    Nếu bạn bị loãng xương, bác sĩ hoặc người chăm sóc sức khỏe cho bạn sẽ tư vấn như sau:

      Hãy chắc chắn rằng bạn đang nhận đủ canxi từ chế độ ăn uống hiện tại hoặc bạn có thể cần phải xem xét việc bổ sung canxi. Tổ chức Loãng xương Hoa Kỳ khuyến cáo 1.000 mg mỗi ngày cho hầu hết người lớn và 1.200 mg mỗi ngày cho phụ nữ trên 50 tuổi hoặc đàn ông trên 70 tuổi.
    Một số người có thể cần dùng các loại Thu*c đặc hiệu để ngăn chặn và/hoặc điều trị loãng xương.

    Bisphosphonates. Cục quản lý Thu*c và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt một số loại Thu*c được gọi là bisphosphonates để ngăn chặn và điều trị loãng xương. Loại Thu*c này (còn có tên gọi là Thu*c "chống hấp thụ xương") giúp làm chậm quá trình mất xương, và nghiên cứu cho thấy chúng có thể làm giảm nguy cơ gãy xương. Bảng dưới đây liệt kê một số tên Thu*c, liều lượng và cách dùng của các Thu*c đã được phê duyệt tại Mỹ.

    Thu*c Bisphosphonate điều trị chứng loãng xương

    Tên hóa học

    Tên thương hiệu

    Cho phép sử dụng trong việc

    Liều lượng và cách dùng

    alendronate

    Fosamax

    Phòng và điều trị loãng xương sau mãn kinh ở phụ nữ

    Điều trị loãng xương ở nam giới

    Điều trị loãng xương do sử dụng glucocorticoid

    Phòng và điều trị loãng xương sau mãn kinh ở phụ nữ

    Uống mỗi ngày 1 lần hoặc mỗi tuần 1 lần

    risedronate

    Actonel

    Điều trị loãng xương ở nam giới

    Uống mỗi ngày 1 lần hoặc mỗi tháng 1 lần

    ibandronate

    Boniva

    Phòng và điều trị loãng xương do sử dụng glucocorticoid

    Phòng và điều trị loãng xương sau mãn kinh ở phụ nữ

    Tiêm vào tĩnh mạch mỗi tháng 1 lần hoặc 3 tháng 1 lần

    zoledronic acid

    Reclast

    Giống như risedronate

    Tiêm vào tĩnh mạch mỗi năm 1 lần

    Với tất cả các loại Thu*c này, bạn nên chắc chắn rằng bạn đang dùng đủ canxi và vitamin D, và nồng độ vitamin D trong cơ thể của bạn không thấp. (Bác sĩ có thể đo mức vitamin D của bạn bằng xét nghiệm máu.) Alendronate, risedronate và ibandronate là những loại Thu*c mà bạn phải uống khi đói (dạ dày trống) và chỉ uống với nước lọc, nếu không Thu*c sẽ không được hấp thu tốt. Những loại Thu*c này đôi khi có thể kích thích thực quản (ống nối cổ họng với dạ dày). Do đó, bạn nên ngồi ít nhất là một giờ sau khi uống Thu*c.

    Những loại Bisphosphonates khác bao gồm clodronate (Bonefos), etidronate (Didronel), pamidronate (Aredia) và tiludronate (Skelid). Chúng được sử dụng để điều trị các bệnh về xương khác nhưng không được FDA chấp thuận cho điều trị loãng xương. Ở một số nước khác, clodronate được chấp thuận để điều trị loãng xương. Thu*c bisphosphonates cũng được sử dụng để điều trị ung thư đã lan (di căn) đến xương. Liều sử dụng trong trường hợp này thường cao hơn so với bệnh loãng xương. Zoledronic acid được sử dụng trong điều trị ung thư đang lưu hành trên thị trường với tên khác (Zometa).

    Có một số báo cáo về tác dụng phụ hiếm gặp liên quan đến bisphosphonates. Chúng bao gồm hoại tử xương hàm và gãy xương đùi không điển hình:

    Calcitonin (Calcimar, Miacalcin). Thu*c này là một loại hormone (nội tiết tố) sản xuất bởi tuyến giáp, thường được dùng dưới dạng Thu*c xịt mũi hoặc tiêm dưới da. Thu*c được FDA chấp thuận cho việc điều trị loãng xương sau mãn kinh và giúp ngăn chặn gãy xương cột sống. Nó cũng hữu ích trong việc kiểm soát những cơn đau sau gãy xương cột sống do loãng xương.

    Estrogen hoặc liệu pháp thay thế hormone. Điều trị bằng estrogen đơn độc hoặc kết hợp với một loại hormone khác, progestin, đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương do loãng xương ở phụ nữ. Tuy nhiên, sự kết hợp estrogen và progestin có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, đột quỵ, đau tim và hình thành cục máu đông. Estrogen đơn độc cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ xem liệu pháp thay thế hormone có phù hợp với bạn hay không.

    Thu*c điều biến cảm thụ thể estrogen chọn lọc. Những loại Thu*c này, thường được gọi là SERMs (viết tắt của Selective estrogen receptor modulators), “bắt chước” những hiệu ứng tốt mà estrogen đem lại cho xương mà không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như mắc ung thư vú. Tuy nhiên, nguy cơ hình thành cục máu đông và đột quỵ vẫn chưa được cải thiện. Thu*c raloxifene (Evista) làm giảm nguy cơ gãy xương cột sống ở phụ nữ và được phép sử dụng chỉ ở những phụ nữ sau mãn kinh.

    Teriparatide (Forteo). Teriparatide là một dạng của hormone tuyến cận giáp giúp kích thích sự hình thành xương. Thu*c này đã được cho phép sử dụng ở phụ nữ sau mãn kinh và nam giới có nguy cơ bị gãy xương do loãng xương cao. Nó cũng được chấp thuận trong điều trị loãng xương do glucocorticoid. Thu*c được tiêm dưới da hàng ngày và có thể được dùng cho đến 2 năm. Nếu bạn đã từng được xạ trị hoặc có mức hormone tuyến cận giáp quá cao, bạn không thể dùng Thu*c này.

    Strontium ranelate. Thu*c này được phê duyện để điều trị loãng xương sau mãn kinh ở một số nước trên thế giới, ngoài Hoa Kỳ. Nghiên cứu cho thấy nó làm giảm nguy cơ gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh. Thu*c ở dạng bột dùng để uống hằng ngày sau khi hòa tan trong nước. Vì nguy cơ hình thành cục máu đông, Thu*c này cần được sử dụng thận trọng ở những phụ nữ có nguy cơ đông máu hoặc đã từng bị chứng huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi.

    Denosumab (Prolia). Đây là thế hệ mới của Thu*c " chống hấp thụ xương ", là kháng thể đơn dòng được dùng như một loại liệu pháp miễn dịch. Nó chống lạ i một loại protein liên quan đến chu trình sống của các tế bào hấp thụ xương. Điều trị này được phép sử dụng ở phụ nữ bị loãng xương sau mãn kinh và có nguy cơ bị gãy xương cao. Thu*c còn được dùng cho phụ nữ và nam giới có nguy cơ mất xương và gãy xương cao do liệu pháp làm giảm hormone dùng trong điều trị ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Khi sử dụng, Thu*c sẽ được tiêm dưới da mỗi sáu tháng.

    Thu*c này có thể làm nồng độ canxi giảm đi nhiều, do đó mức canxi và vitamin D của bạn không được thấp khi bắt đầu điều trị. Việc sử dụng Thu*c có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng và hiện cũng đã có một số rất ít báo cáo về hoại tử xương hàm liên quan đến denosumab.

    Thu*c này cũng được chấp thuận trong điều trị ung thư liên quan đến xương, và được tiếp thị dưới một tên khác (XGEVA).

    Phụ nữ trẻ và việc có thai

    Phụ nữ trẻ có nguy cơ loãng xương và gãy xương cần xem xét cẩn thận các lựa chọn về Thu*c nếu đang có kế hoạch mang thai. Hiện chưa đủ bằng chứng chứng minh các loại Thu*c điều trị loãng xương nói trên là an toàn cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

    Bisphosphonates có thể lưu lại trong cơ thể một thời gian dài, ngay cả sau khi ngưng dùng Thu*c. Nghiên cứu ở động vật cho thấy bisphosphonates đi qua nhau thai của người mẹ và đi vào thai nhi. Nguy cơ gây hại cho thai nhi ở người vẫn chưa được rõ. Vì vậy, phụ nữ muốn mang thai nên cân nhắc những lợi ích có thể trông đợi ​​của bisphosphonates so với những rủi ro mà nó có thể mang lại. Nếu bạn có thai trong khi dùng bisphosphonate, bạn cần kiểm tra mức canxi trong máu vì nó có thể giảm thấp.

    PHÒNG CHỐNG

    Phòng chống loãng xương như thế nào?

    Thay đổi lối sống có thể là cách tốt nhất để phòng ngừa loãng xương. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

    Bạn cũng nên được điều trị tất cả những chứng bệnh có thể gây ra loãng xương. Nếu bạn đang dùng Thu*c có thể gây ra loãng xương, hãy hỏi bác sĩ về khả năng giảm liều hoặc thay bằng Thu*c khác. Đừng bao giờ thay đổi liều lượng hoặc ngưng dùng bất cứ loại Thu*c nào mà không hỏi bác sĩ.

    Nếu bạn có mật độ xương thấp và nguy cơ gãy xương cao, bác sĩ có thể đề nghị dùng Thu*c để ngăn chặn quá trình xương yếu. Hiện đã có một số công cụ để ước lượng nguy cơ bị gãy xương do loãng xương trong 10 năm tới. Công cụ này được phát triển bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có tên là FRAX www.shef.ac.uk/FRAX . Điểm số của nó có thể giúp quyết định phương hướng điều trị.

    Bệnh loãng xương có thể tác động thế nào lên sức khỏe?

    Hậu quả nghiêm trọng nhất lên sức khỏe của loãng xương là gãy xương. Đặc biệt hơn, gãy xương cột sống và gãy xương hông có thể dẫn đến đau mạn tính, gây ra khuyết tật lâu dài, làm giảm chất lượng cuộc sống và thậm chí Tu vong. Mục tiêu chính của điều trị loãng xương là ngăn ngừa gãy xương.

    Sống chung với bệnh loãng xương

    Nếu bạn bị loãng xương, ngoài việc ngăn chặn sự mất thêm xương, việc ngăn ngừa gãy xương cũng rất quan trọng. Dưới đây là một số cách để làm giảm nguy cơ té ngã:

    Những điểm cần nhớ

    Vai trò của bệnh thấp khớp trong điều trị loãng xương

    Như các bác sĩ là các chuyên gia trong chẩn đoán và điều trị các bệnh của các khớp, cơ bắp và xương, rheumatologists có thể giúp tìm ra nguyên nhân của bệnh loãng xương. Họ có thể cung cấp và giám sát các phương pháp điều trị tốt nhất cho tình trạng này.

    Tài liệu tham khảo

    https://www.rheumatology.org/practice/clinical/patients/diseases_and_conditions/osteoporosis.asp

    http://yhoccongdong.com/thongtin/do-dam-do-xuong-(dexa-scan)/
    www.nof.org
    www.osteo.org
    www.shef.ac.uk/FRAX
    www.rheumatology.org/REF

    Mạng Y Tế
    Nguồn: Nguồn Internet (news-loang-xuong-nguyen-nhan-cach-dieu-tri-va-phong-ngua-597.html)
    Từ khóa: loãng xương

    Chủ đề liên quan:

    điều trị loãng xương phòng ngừa

    Tin cùng nội dung

    • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
    • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
    • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
    • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
    • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
    • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
    • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
    • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
    • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
    • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
    Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY