Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người bị bệnh tiểu đường

(MangYTe) - Tiểu đường là một căn bệnh đang gia tăng phổ biến, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim mạch, suy thận, và đột quỵ. Vì vậy, để kiểm soát tốt bệnh và tránh những biến chứng nguy hiểm, việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng.

1. Nguyên tắc dinh dưỡng cần nhớ cho người bệnh tiểu đường

Theo Vinmec, tiểu đường xảy ra khi cơ thể tăng nồng độ đường trong máu do sự giảm tiết insulin. Để kiểm soát căn bệnh này, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống, sử dụng thuốc và luyện tập thể dục. Trong đó, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng, giúp duy trì cân nặng, kiểm soát đường huyết và tối ưu sức khỏe.

Thực phẩm cần cung cấp đủ dinh dưỡng:

Tinh bột: Giảm lượng tinh bột, ưu tiên thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và chất xơ cao.

Đạm: Dinh dưỡng từ protein cần duy trì ở mức khoảng 1 - 1,5g/kg trọng lượng/ngày (đối với người không có vấn đề về chức năng thận).

Chất béo: Sử dụng acid béo không no như dầu mè, dầu oliu, dầu lạc và mỡ cá.

Chất xơ: Tăng cường sự hiện diện của chất xơ trong khẩu phần ăn với các loại rau cải, cần tây, măng tây, và nhiều loại rau xanh khác.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

2. Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người bệnh tiểu đường

Để đảm bảo thực đơn ăn uống không gây chán ngấy và đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, hãy tham khảo một số gợi ý thực đơn dưới đây:

Thứ 2:

Bữa sáng: Phở gà và hoa quả.

Bữa trưa: Cơm, canh bí đỏ nấu thịt, đậu phụ, cá kho và hoa quả.

Bữa nhẹ buổi chiều: Bánh quy ít đường.

Bữa tối: Cơm, rau cải luộc, thịt kho và hoa quả.

Thứ 3:

Bữa sáng: Bánh cuốn và hoa quả.

Bữa trưa: Cơm, canh cá hồi nấu măng chua, rau muống luộc, thịt gà kho và hoa quả.

Bữa nhẹ buổi chiều: Sữa chua ít đường.

Bữa tối: Cơm, canh cải xoong nấu tôm, dưa cải và hoa quả.

Thứ 4:

Bữa sáng: Bún thang.

Bữa trưa: Cơm, canh cua rau cải, trứng cuộn và hoa quả.

Bữa nhẹ buổi chiều: Bánh Flan.

Bữa tối: Cơm, salad rau càng cua, gà nấu nấm và hoa quả.

Thứ 5:

Bữa sáng: Bánh mì và hoa quả.

Bữa trưa: Cơm, canh ngao nấu chua, cá rán và hoa quả.

Bữa nhẹ buổi chiều: Ngô luộc.

Bữa tối: Bún mọc và hoa quả.

Thứ 6:

Bữa sáng: Hủ tiếu và hoa quả.

Bữa trưa: Cơm, canh bí đao nấu xương, hoa thiên lý xào thịt bò và hoa quả.

Bữa nhẹ buổi chiều: Sữa chua ít đường.

Bữa tối: Cơm, rau muống luộc, đậu phụ nhồi thịt và hoa quả.

Thứ 7:

Bữa sáng: Cháo đậu đỏ.

Bữa trưa: Phở cuốn và hoa quả.

Bữa nhẹ buổi chiều: Chè đậu đen.

Bữa tối: Cơm, cà tím nấu đậu và thịt, mướp đắng xào trứng và hoa quả.

Chủ Nhật:

Bữa sáng: Bún bò Huế.

Bữa trưa: Cơm, canh thập cẩm (bông cải, nấm, tôm, thịt), đậu phụ sốt cà chua và hoa quả.

Bữa nhẹ buổi chiều: Sữa chua ít đường.

Bữa tối: Cháo sườn và hoa quả.

3. Một số lưu ý khi xây dựng thực đơn tiểu đường

Khi xây dựng thực đơn cho người mắc bệnh tiểu đường, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Giảm lượng tinh bột, ăn các món có chỉ số đường huyết thấp.

Hạn chế ăn thịt nội tạng động vật và thực phẩm đóng hộp.

Chế biến thực phẩm bằng cách luộc, hấp thay vì chiên, xào.

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ từ rau cải và hoa quả.

Kiểm soát lượng muối trong khẩu phần ăn.

Ưu tiên ăn rau trước cơm và duy trì thời gian ăn uống đều đặn.

Ngoài việc tuân thủ thực đơn hợp lý, người mắc bệnh tiểu đường nên thường xuyên tập luyện để duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần tích cực. Quá trình này có thể giúp họ sống khỏe mạnh và kiểm soát tốt căn bệnh.

Bảo Ngọc (Tổng hợp)

Link bài gốc Lấy link

Bảo Ngọc (Tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/goi-y-thuc-don-7-ngay-cho-nguoi-bi-benh-tieu-duong/20230820093706329)

Tin cùng nội dung

  • Một nghiên cứu mới đây cho thấy những người bị sỏi thận có thể tăng nguy cơ bị tiểu đường týp 2 sau này.
  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY