Ngoại Thận - Tiết niệu hôm nay

Điều trị ngoại khoa theo hướng chuyên sâu với các bệnh lý Thận - Tiết niệu, bao gồm chữa trị các chứng bệnh tiền liệt tuyến (u xơ và ung thư) bằng các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện qua niệu đạo; phẫu thuật khâu treo âm đạo vào u nhô trong điều trị bệnh lý sa sàn chậu ở nữ qua nội soi ổ bụng; phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần, thay thế bàng quang bằng ruột non, ruột già (phẫu thuật Camay). Các bệnh lý thường gặp như: ung thư bàng quang, sỏi hệ tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu, chấn thương thận, chấn thương niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến, ung thư thận, ung thư tiền liệt tuyến,...

Bệnh thận - tiết niệu do đái tháo đường

Đái tháo đường ngày nay đã được chứng minh là nguyên nhân chính gây suy thận giai đoạn cuối, vượt qua hai đối thủ là tăng huyết áp và bệnh cầu thận.
Những người suy thận do đái tháo đường">đái tháo đường (ĐTĐ) thường có nhiều biến chứng khác, thời gian sống ngắn hơn, tỷ lệ Tu vong cao hơn. Đối với những người bị ĐTĐ thì biến chứng gây tổn thương gặp ở tất cả các vùng của quả thận.
Nhiễm khuẩn tiết niệu

Đối với phần kẽ thận tiết niệu, chúng ta có thể thấy biến chứng cơ bản nhất là nhiễm khuẩn tiết niệu. Ở những người bị ĐTĐ thì nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao hơn rất nhiều. Nguyên nhân chính là các loại vi khuẩn Gram âm chiếm tới 90%. Vi khuẩn thường đi ngược từ niệu đạo vào bàng quang rồi ngược lên bể thận. Nhiễm khuẩn tiết niệu ở những người bị ĐTĐ hay gặp các loại vi khuẩn Escera Coli, liên cầu, tụ cầu, ngoài ra còn dễ bị các nhiễm khuẩn khác mà ở người bình thường ít gặp như nhiễm nấm, nhiễm Chlamydia.

Biểu hiện chính của nhiễm khuẩn tiết niệu là đái buốt, đái dắt, đái đục, nặng hơn là đái mủ, đái máu. Người bệnh thường có cảm giác đau buốt lúc đi tiểu, đau thường nóng rát và tăng lên cuối bãi. Khi bệnh nhân thấy sốt, đau vùng hông lưng, hay đái ra mủ, đái ra máu, cần phải nghĩ nhiễm khuẩn đã ngược lên đến thận và phải tới ngay bệnh viện.

Về mặt điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu, phải tuân thủ nguyên tắc giải phóng thông thoáng đường tiểu, uống nhiều nước, kháng sinh hợp lý theo nguyên nhân gây bệnh. Vì nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay tái phát nên cần tuyệt đối không được lạm dụng và sử dụng bừa bãi kháng sinh, phải tuân thủ chế độ điều trị một cách hợp lý để tránh nguy cơ tái phát bệnh.

Viêm mạch thận ĐTĐ

Tổn thương mạch thận là một trong những biến chứng về mạch máu hay gặp ở người bị ĐTĐ. Triệu chứng của việc thiếu máu thận là tăng huyết áp. Bệnh lý về mạch thận do ĐTĐ cũng giống như các bệnh lý về mạch máu khác, mạch máu đến thận cũng có thể bị các biến cố của các bệnh như mạch vành hay mạch não, bao gồm xơ vữa mạch, huyết khối, huyết tắc mạch máu... Với người bị ĐTĐ, biến chứng xơ vữa mạch cao lên gấp nhiều lần, lòng mạch bị hẹp lại và gây thiếu máu đến tổ chức.

Nguy cơ tổn thương mạch thận càng cao và sớm khi người bệnh ĐTĐ có thêm rối loạn chuyển hóa lipid, hút Thu*c lá, tăng huyết áp.

Bệnh cầu thận ĐTĐ

Giai đoạn đầu, đường huyết tăng cao, tổn thương thận chính là giãn khoảng kẽ, phì đại gian mạch. Lâm sàng sẽ thấy quả thận to lên về kích thước, mức lọc cầu thận tăng lên. Khi theo dõi bệnh nhân bị ĐTĐ, người ta thấy kích thước thận tăng cả về chiều rộng, chiều dài và chiều cao tới 140% so với quả thận bình thường.

Trong khi mức lọc cầu thận tăng tới 150%. Nếu không được điều trị tốt sẽ tiến triển tới giai đoạn microalbumin niệu. Lúc này thận bắt đầu suy giảm chức năng. Nếu xét nghiệm mô học sẽ thấy màng đáy cầu thận dày lên, có nhiều chỗ bị "vỡ". Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến xơ hóa mạch cầu thận và cuối cùng sẽ khiến thận mất chức năng hoàn toàn.

Suy thận giai đoạn cuối

Hầu hết các bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng giai đoạn cuối đều là ĐTĐ týp II, chiếm trên 90% trong khi chỉ có dưới 10% ĐTĐ týp I. Suy thận giai đoạn cuối là kết quả của một quá trình bệnh lý kéo dài xuất phát từ những tổn thương rất sớm của thận, sau đó đến giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân có xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng, xuất hiện đạm niệu, chức năng thận mất đi, ure tăng lên, các thành phần nitơ phi protein và cuối cùng thận mất chức năng hoàn toàn. Khi đó bệnh nhân phải chuyển sang giai đoạn điều trị thay thế.

Về điều trị suy thận giai đoạn cuối do ĐTĐ, người ta thấy rằng, có 12% những người bị ĐTĐ suy thận giai đoạn cuối được điều trị bằng thẩm phân phúc mạc (lọc màng bụng). Trên 80% được điều trị bằng thận nhân tạo, chỉ khoảng 8% được ghép thận. Điều trị thay thế thận ở người bệnh ĐTĐ có một số đặc điểm khác với những bệnh lý khác. Đó là thời gian lọc máu phải sớm hơn. Ngay khi mức lọc cầu thận ở mức 15 - 20ml/phút thì bắt buộc phải can thiệp để ngăn các biến chứng khác. Tỷ lệ biến chứng cao hơn và thời gian sống sót của bệnh nhân ngắn hơn so với nhóm bệnh khác.

Lời khuyên của thầy Thu*c

Để điều trị hiệu quả biến chứng thận do ĐTĐ phải tuân thủ theo nguyên tắc chặt chẽ, phối hợp nhiều phương pháp và có sự theo dõi sát sao. Cụ thể:

Khống chế đường huyết: Nghiên cứu đa quốc gia cho thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa nồng độ HbA1c với sự xuất hiện và khối lượng của protein niệu cũng như chức năng thận. Khống chế tốt đường huyết càng sớm càng tốt sẽ làm giảm đáng kể tần suất bệnh thận và suy thận.

Khống chế huyết áp: Con số huyết áp cần đạt được ở bệnh nhân bệnh thận ĐTĐ bao giờ cũng phải thấp hơn người tăng huyết áp khác. Theo khuyến cáo chung là 120/70mmHg. Các Thu*c hay dùng là ức chế men chuyển đổi angiotensin (renitec, lisinopril) hay ức chế thụ thể angiotensin II (aprovel, telmisartan).

Hạn chế tối đa sự tăng cân: Béo phì làm nhanh chóng suy thận hơn hẳn so với người không béo phì.

Bỏ Thu*c lá không chỉ ngăn suy thận mà còn giảm các biến cố tim mạch khác.

Ăn giảm đạm cũng làm giảm tiến triển bệnh thận.

Chế độ thể dục hợp lý. Mangyte.vn
Theo ThS. Nguyễn Vĩnh Hưng - Sức khỏe & Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-benh-than-tiet-nieu-do-dai-thao-duong-1959.html)

Tin cùng nội dung

  • E.coli O157, một trong những chủng của vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, có thể sản xuất các độc tố shiga gây tổn thương mạch máu ở thận và tim.
  • Chào Mangyte, Xin cho tôi hỏi: muốn khám Thận - tiết niệu chuyên khoa ở TPHCM thì khám ở bệnh viện nào là tốt nhất? Tôi xin chân thành cảm ơn. (Trần Thị Nga - Gò Vấp, TPHCM)
  • Vợ tôi có bầu 6 tháng, BS sản khoa chẩn đoán bị sạn thận. Cô ấy đau dữ dội nhưng vì có em bé nên rất khó điều trị. Nhờ Mangyte giúp giới thiệu BV chuyên khoa và phòng khám chuyên khoa tại TPHCM. Chân thành cảm ơn. (Minh Hiếu - Q.Phú Nhuận, TPHCM)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY