Ngoại Thận - Tiết niệu hôm nay

Điều trị ngoại khoa theo hướng chuyên sâu với các bệnh lý Thận - Tiết niệu, bao gồm chữa trị các chứng bệnh tiền liệt tuyến (u xơ và ung thư) bằng các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện qua niệu đạo; phẫu thuật khâu treo âm đạo vào u nhô trong điều trị bệnh lý sa sàn chậu ở nữ qua nội soi ổ bụng; phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần, thay thế bàng quang bằng ruột non, ruột già (phẫu thuật Camay). Các bệnh lý thường gặp như: ung thư bàng quang, sỏi hệ tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu, chấn thương thận, chấn thương niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến, ung thư thận, ung thư tiền liệt tuyến,...

Dấu hiệu của viêm đường tiết niệu ở người lớn và trẻ em

Viêm đường tiết niệu là bệnh do vi khuẩn gây nên, xuất hiện ở mọi giới tính lứa tuổi. Nếu không phát hiện được bệnh, bạn sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm.

Viêm đường tiết niệu nguy hiểm như thế nào?

Viêm đường tiết niệu không chỉ gây ra những ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày mà còn có khả năng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm:

- Người bị viêm đường tiết niệu, nếu không được phát hiện, có thể gây viêm ngược dòng lên niệu quản, đài bể thận ở nam giới. Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai có thể dẫn đến tình trạng sảy thai, đẻ non,…

- Ảnh hường đến việc sinh sản. Nó gây viêm ống dẫn tinh, túi tinh, tinh hoàn,… Đối với nữ giới, bệnh viêm đường tiết niệu có thể gây tắc vòi trứng. Đây là nguyên nhân gây vô sinh cho cả nam và nữ.

- Ảnh hưởng đến chất lượng t ình d ục: Người bị viêm đường tiết niệu luôn trong tình trạng tiểu buốt, thậm chí tiểu ra máu. Khi quan hệ t ình d ục có cảm giác đau, gây ảnh hưởng đến cảm xúc khi quan hệ của người bệnh.

- Viêm đường tiết niệu cũng là dấu hiệu cảnh báo người bệnh về những bệnh lây truyền qua đường tìn h dụ c (như sủi mào gà, lậu,…).

Dấu hiệu của viêm đường tiết niệu

Đối với nữ giới

- Dấu hiệu của viêm đường tiết niệu thường là có cảm giác buồn đi tiểu. Đau, tức bụng dưới, đặc biệt là trong lúc đi tiểu. Nữ giới bị mắc bệnh thường có hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt, màu nước tiểu đục và có mùi khai nồng, một số trường hợp còn có thể đi tiểu ra máu. Người bệnh cũng có thể cảm thấy đau dữ dội ở vùng thắt lưng. Nguyên nhân có thể là do bị nhiễm trùng đường tiết niệu ở niệu quản, thận. Một số trường hợp còn có hiện tượng tiểu đêm…

Đối với nam giới

- Khi mắc bệnh, nam giới cũng có cảm giác muốn đi tiểu hoặc đi tiểu thường xuyên, liên tục. Dù cho mỗi lần đi tiểu, lượng nước tiểu rất ít. Khi đi tiểu thường có cảm giác đau buốt, tiểu rắt. Cảm giác khó chịu và nước tiểu có màu đục. Ngoài ra xuất hiện biểu hiện đau bụng dưới, đau lưng và nóng rát ở vùng bụng dưới. Có những dịch bất thường tiết ra ở phần đầu D**ng v*t,…

Dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở trẻ em

- Xuất hiện các dạng bệnh viêm bàng quang, viêm thận và nhiễm khuẩn niệu. Biểu hiện thường hay đau bụng, sốt, quấy khóc, bỏ ăn. Khi thấy trẻ sốt cao, sờ vào bụng thấy trẻ khóc to hơn. Cần chú ý tới hai bệnh có thể gặp là bệnh đường tiêu hóa và bệnh viêm đường tiết niệu. Nếu là ở bệnh viêm bàng quang thì có một số biểu hiện rõ ràng hơn như trẻ tiểu không liên tục, tiểu khó tiểu ngắt quãng và nước tiểu rất hôi.

Dù là ở độ tuổi hay giới tính nào, viêm đường tiết niệu đều gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy khi có những dấu hiệu trên, cần phải đến các bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị cụ thể và kịp thời.

Tìm hiểu thêm những cây thảo dược chữa trị bệnh Viêm đường tiết niệu hiệu quả an toàn ở dưới đây hoặc nhập thông tin vào ô tìm kiếm để có kết quả nhanh nhất.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/dau-hieu-cua-viem-duong-tiet-nieu-o-nguoi-lon-va-tre-em)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Xin cho tôi hỏi: muốn khám Thận - tiết niệu chuyên khoa ở TPHCM thì khám ở bệnh viện nào là tốt nhất? Tôi xin chân thành cảm ơn. (Trần Thị Nga - Gò Vấp, TPHCM)
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền, viêm đường tiết niệu nguyên nhân chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt. Người bệnh có biểu hiện đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt buốt, bí tiểu, nước tiểu đục, sậm màu,… Xin giới thiệu một số bài Thuốc Đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh này.
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY