Ngoại Thận - Tiết niệu hôm nay

Điều trị ngoại khoa theo hướng chuyên sâu với các bệnh lý Thận - Tiết niệu, bao gồm chữa trị các chứng bệnh tiền liệt tuyến (u xơ và ung thư) bằng các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện qua niệu đạo; phẫu thuật khâu treo âm đạo vào u nhô trong điều trị bệnh lý sa sàn chậu ở nữ qua nội soi ổ bụng; phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần, thay thế bàng quang bằng ruột non, ruột già (phẫu thuật Camay). Các bệnh lý thường gặp như: ung thư bàng quang, sỏi hệ tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu, chấn thương thận, chấn thương niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến, ung thư thận, ung thư tiền liệt tuyến,...

Chớ coi thường sỏi thận - tiết niệu

Sỏi thận - tiết niệu là một bệnh thường gặp, có thể gây tắc hệ thống tiết niệu, gây nhiễm trùng làm tổn thương chức năng của thận, đặc biệt ở người tuổi cao.

Sỏi chiếm gần hết thận phải, gây giãn thận phải độ 2

Trước Tết Nguyên đán 3 tuần, các bác sĩ Bệnh viện TWQĐ 108 đã tiến hành phẫu thuật nội soi lấy hết sỏi san hô phân nhánh phức tạp trong 1 lần cho nữ bệnh nhân L.T.H., 37 tuổi, quê ở Nam Định. Theo lời kể của bệnh nhân, cách đây 4 tháng, bệnh nhân gặp T*i n*n lao động.

Khi đó, có nhập viện để mổ ở ngón tay, đồng thời kiểm tra sức khỏe thấy sỏi thận ngày càng to lên. Bệnh nhân H. nhập viện với các triệu chứng đau tức thắt lưng bên phải.Qua thăm khám và kết quả phim chụp, các bác sĩ chẩn đoán có sỏi san hô hoàn toàn thận phải gây giãn thận phải độ 2 với kích thước lớn 6x4cm.

Đối với sỏi nhỏ, đơn giản, các bác sĩ thực hiện kỹ thuật tán sỏi qua da bằng một đường hầm.Nhưng với trường hợp phức tạp như này, các bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da bằng 3 đường hầm để tiếp cận được hết các nhóm đài thận.

Từ đó, các bác sĩ sẽ lấy được hết sỏi trong 1 lần phẫu thuật.Thông thường, để lấy được hết sỏi san hô phân nhánh phức tạp, bệnh nhân phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật.

Nhận biết sỏi thận - tiết niệu

Đường tiết niệu gồm thận (2 quả thận), niệu quản (2 niệu quản), bàng quang và niệu đạo.Sỏi đường tiết niệu có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của đường tiết niệu. Bệnh có thể diễn biến dữ dội hoặc âm thầm, tiềm tàng, có trường hợp tình cờ phát hiện bị sỏi thận, sỏi niệu quản hoặc sỏi bàng quang nhân chụp phim hoặc siêu âm ổ bụng vì một bệnh khác hoặc một lý do khác.

Triệu chứng thường gặp nhất là đau bụng, đau, mỏi vùng thắt lưng, nhất là vùng bụng phía bộ phận tiết niệu có sỏi.

Đau bụng có thể kèm theo buồn nôn hoặc nôn, trướng bụng. Đau vùng thắt lưng có khi âm ỉ suốt ngày, suốt tháng nhưng có khi cơn đau dữ dội mà thường gọi là cơn đau quặn thận (đau lăn lộn không thể ngồi, nằm yên được).

Cơn đau quặn thận xuất phát từ vùng thắt lưng, lan dọc theo đường đi của niệu quản đến vùng bẹn và vùng Sinh d*c. Kèm theo cơn đau là đái buốt, đái rắt, đái són. Nước tiểu trong các cơn đau thường đục, đỏ, có khi có máu mà mắt thường có thể nhìn thấy được (gọi là đái máu đại thể) nhưng cũng có khi đái ra máu nhưng mắt thường không nhìn thấy được (đái máu vi thể), phải xét nghiệm nước tiểu, soi kinh hiển vi mới thấy có hồng cầu.

Trước hoặc trong cơn đau có thể có sốt cao, rét run và nước tiểu đục (do bị nhiễm khuẩn gây viêm đài thận, bể thận hoặc viêm bàng quang hoặc do cặn thận).

Viên sỏi kích cỡ lớn, nhiều nhánh trong thận phải bệnh nhân (ảnh trái) và hình ảnh sỏi được lấy ra.

Tuy vậy, cũng có những trường hợp sỏi tiết niệu có nhiễm khuẩn nhưng bệnh nhân không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng nước tiểu luôn luôn đục, thường gặp ở người cao tuổi, sức đề kháng kém (nằm lâu, ít vận động), uống ít nước.Nếu có tổn thương ở thận (đài, bể thận) thì thường có phù ở mi mắt hoặc có phù ở mắt cá chân (ấn lõm).

Chẩn đoán thế nào?

Để chẩn đoán sỏi tiết niệu, ngoài khám lâm sàng, dựa vào tiền sử bệnh thì cần chụp Xquang hệ tiết niệu, siêu âm luôn được áp dụng. Tuy vậy, có hơn 10% sỏi tiết niệu thuộc loại không cản quang và vì vậy khi chụp Xquang hệ tiết niệu không chuẩn bị rất có thể không phát hiện thấy sỏi. Do đó, khi có các triệu chứng lâm sàng nghi là sỏi đường tiết niệu, chụp Xquang không thấy sỏi thì chưa nên kết luận là không có sỏi tiết niệu.

Để khắc phục tình trạng này thì nên chụp niệu đồ tĩnh mạch sẽ cho thấy hình ảnh sỏi tiết niệu hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI) để phát hiện các loại sỏi nhỏ.

Một số bệnh dễ chẩn đoán nhầm

Trong các cơn đau quặn thận, cần chẩn đoán với bệnh tắc ruột, sỏi đường mật, sỏi tụy, viêm tụy cấp. Nếu cơn đau bụng về phía bên hố chậu phải (thường gặp trong sỏi niệu quản phải khoảng 1/3 dưới, nơi niệu quản bị gấp khúc), có sốt nhẹ, nôn hoặc buồn nôn, cần lưu ý đến bệnh của ruột thừa.

Đau vùng hố chậu phải còn có thể viêm đại tràng (nhất là viêm đại tràng co thắt, đại tràng xích ma); ở phụ nữ có thể là do viêm phần phụ hoặc u nang buồng trứng đang bị xoắn hoặc đã vỡ hoặc có thể chửa ngoài dạ con (phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có quan hệ T*nh d*c không dùng biện pháp Tr*nh th*i).

Biến chứng của sỏi tiết niệu khá phức tạp, nhẹ thì đau thắt lưng, rối loạn tiểu tiện (đái rắt, són), nặng hơn là sỏi từ thận rơi xuống niệu quản làm đau dữ dội, làm tổn thương niệu quản gây chảy máu hoặc bị nhiễm trùng gây viêm thận ứ mủ. Sỏi niệu quản có thể làm ứ đọng nước tiểu gây giãn đài bể thận gây suy thận.Suy thận là bệnh điều trị gặp không ít khó khăn và làm tăng huyết áp, tăng ure máu rất nguy hiểm.

Lời khuyên của thầy Thu*c

Khi có đau vùng thắt lưng hoặc có kèm sốt, đái rắt, buốt, nước tiểu đục hoặc đỏ thì nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nếu để muộn có thể gây biến chứng.

Bác sĩ khám bệnh sẽ có hướng điều trị thích hợp cho từng loại sỏi tiết niệu và tùy lứa tuổi, sức khỏe của từng người bệnh với phương châm là làm sao hết sỏi nhưng vẫn giữ được bộ phận tiết niệu và chức năng của hệ tiết niệu không bị ảnh hưởng là điều lý tưởng nhất bởi vì giải quyết sỏi đường tiết niệu cũng có nhiều phương pháp (điều trị nội khoa, tán sỏi, mổ nội soi, mổ phanh).

Khi bị sỏi tiết niệu, cần uống nhiều nước từ 1,5 - 2,0 lít, kết hợp với dùng Thu*c nhằm đào thải sỏi ra ngoài bằng đường tiểu.

Tránh để nhiễm trùng đường tiết niệu, nhất là nữ giới, do cấu tạo S*nh l* đặc biệt của lỗ đái rất dễ gây nhiễm trùng đường tiết niệu ngược dòng. Vì vậy, nên vệ sinh sạch sẽ bộ phận Sinh d*c ngoài hàng ngày hoặc đã điều trị hết sỏi thì nên chọn chế độ ăn hợp lý, hạn chế ăn các loại thức ăn giàu canxi (tôm, cua, ốc).

Những người bệnh bị gút nên định kỳ kiểm tra đường tiết niệu như chụp Xquang, xét nghiệm nước tiểu và uống Thu*c điều trị gút theo đơn của bác sĩ khám bệnh một cách nghiêm túc.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/cho-coi-thuong-soi-than-tiet-nieu-20200306095640457.htm)

Tin cùng nội dung

  • Suốt 3 tháng, ông Minh, 56 tuổi (Hà Nội) thấy đau ở bộ phận Sinh d*c, nhất là khi quan hệ. Thậm chí đi tiểu ra cả cục máu.
  • Em năm nay 22 tuổi, hiện bị bệnh sỏi thận và thận đa nang. Từ khi phát hiện bệnh đến nay đã gần 5 năm.
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
  • Chào Mangyte, Xin cho tôi hỏi: muốn khám Thận - tiết niệu chuyên khoa ở TPHCM thì khám ở bệnh viện nào là tốt nhất? Tôi xin chân thành cảm ơn. (Trần Thị Nga - Gò Vấp, TPHCM)
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY