Dinh dưỡng hôm nay

Đề phòng nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ nhỏ

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý nhiễm trùng thường gặp ở trẻ em, đứng thứ 3 sau nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu hóa.
Ảnh minh họa.

TS.BS Nguyễn Thu Hương - Trưởng khoa Thận và Lọc máu, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, đây là bệnh lý xuất hiện khi vi khuẩn đi vào niệu đạo và nhân lên trong đường tiểu hoặc do vi khuẩn đi từ máu đến thận và đường tiết niệu.

“trên thực tế trẻ nào cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu, tuy nhiên bệnh phổ biến hơn ở trẻ gái vì niệu đạo của bé gái (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể) ngắn hơn và gần hậu môn hơn so với trẻ trai, do đó vi khuẩn dễ dàng đi vào niệu đạo. theo ghi nhận, khoảng 8,4% trẻ gái và 1,7% trẻ trai có ít nhất một đợt nhiễm trùng tiểu cho đến 7 tuổi” – bs hương cho biết.

Một trường hợp cụ thể, bé l. (10 tháng, ở hà nội) đột nhiên sốt cao 39 độ c mà không có biểu hiện bất thường nào khác. cho rằng con sốt virus thông thường nên gia đình đã mua thuốc hạ sốt để tự điều trị cho trẻ tại nhà. tuy nhiên, sau 3 ngày trẻ không cắt được sốt, cứ 4 tiếng lại phải dùng thuốc hạ sốt một lần, kèm theo biểu hiện mệt mỏi và bỏ chơi. gia đình đưa con đến khám tại bệnh viện nhi trung và bất ngờ khi được các bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh nhi bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Bs nguyễn thu hương lý giải: “nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi trùng gram âm e.coli (chiếm 80%), hoặc do virus gây nhiễm trùng tiểu như adenovirus, enteroviruses… bên cạnh đó, khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho nấm phát triển và khuếch tán khắp nơi, khi trẻ tham gia hoạt động vui chơi sẽ dễ dàng tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. đồng thời, những thói quen hàng ngày do bố mẹ thực hiện cho trẻ như: đóng bỉm thường xuyên, sử dụng bỉm không đúng cách, hay cho trẻ mặc quần thủng... cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiểu ở trẻ”.

Đáng chú ý, chuyên gia nhấn mạnh, tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện sớm để điều trị kịp thời và dứt điểm, nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ có thể tái phát nhiều lần, gây biến chứng nguy hiểm…

Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ, với trẻ còn nhỏ, cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ vệ sinh vùng kín, nhất là bé gái. lưu ý nên rửa tay sát khuẩn sạch sẽ trước khi thực hiện. nên hướng dẫn để trẻ hiểu tầm quan trọng của việc vệ sinh vùng kín cũng như biết cách tự vệ sinh từ sớm. thường xuyên thay bỉm, lau khô và chú ý dấu hiệu nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ.

Các bác sĩ khuyến cáo, cần tập thói quen cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, đa dạng với các loại nước canh, nước súp, nước hoa quả bên cạnh nước lọc. Ăn uống đảm bảo vệ sinh với các loại rau củ quả để tăng lượng nước làm cho hệ bài tiết nước tiểu của trẻ được tốt hơn. Tập thói quen đi tiểu khoa học cho trẻ. Nên dặn trẻ không nên nhịn tiểu, có thể tập thói quen đi tiểu đúng giờ để tạo phản xạ tự nhiên. Đưa trẻ đi khám và điều trị nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn tiết niệu.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/de-phong-nhiem-trung-tiet-nieu-o-tre-nho-5717936.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
  • Virus hợp bào hô hấp RSV là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với khả năng lây lan rất mạnh
  • Nhiễm trùng đường tiểu là loại nhiễm trùng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY