Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Tác hại của việc dùng nhiều nghệ

Dưới đây là những tác hại của việc dùng nhiều nghệ.

Từ lâu củ nghệ đã được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều nghệ lại gây bất lợi... dưới đây là những tác hại của việc dùng nhiều nghệ và các chế phẩm từ nghệ.

Tác hại của việc dùng nhiều nghệ

Theo các chuyên gia, mặc dù tiêu thụ nghệ ở dạng tự nhiên giúp tăng cường sức khỏe, nhưng nếu dùng quá nhiều có thể gây đau bụng, buồn nôn và chóng mặt. đặc biệt, nếu bạn uống viên nang nghệ hoặc thực phẩm chức năng với lượng cao lại có thể gây nhiều bất lợi. đó là:

Các vấn đề về tiêu hóa

Mọi người có thể gặp các vấn đề tiêu hóa nhẹ như chướng bụng, trào ngược axit, đầy hơi và tiêu chảy với liều hàng ngày vượt quá 1.000 mg. ở liều 450 mg hoặc cao hơn có thể gây đau đầu và buồn nôn ở một số ít người.

Tác hại của việc dùng nhiều nghệ - 1

Tác hại của việc dùng nhiều nghệ

Phát ban da

Tình trạng phát ban trên da sau khi dùng liều 8.000 mg curcumin hoặc hơn, nhưng điều này dường như rất hiếm.

Nguy cơ hình thành sỏi thận

Củ nghệ chứa khoảng 2% oxalat. ở liều lượng cao những oxalat này liên kết với canxi để tạo thành canxi oxalat không hòa tan là nguyên nhân chính gây ra sỏi.

Có thể gây ra phản ứng dị ứng

Bạn có thể bị dị ứng với một số hợp chất có trong nghệ với biểu hiện phát ban, khó thở. các phản ứng dị ứng có thể xảy ra khi uống và tiếp xúc với da.

Nguy cơ thiếu sắt

Tiêu thụ nghệ quá mức có thể ức chế sự hấp thụ sắt. vì vậy, những người bị thiếu sắt cần lưu ý không nên bổ sung quá nhiều nghệ trong bữa ăn hàng ngày, vì nó có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

Tương tác thuốc

Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy curcumin có thể ảnh hưởng đến hiệu quả một số loại thuốc nhất định. chẳng hạn làm tăng tác dụng chống trầm cảm của fluoxetine nhưng lại ức chế hoạt động chống ung thư của các loại thuốc được sử dụng cho hóa trị.

Bên cạnh đó, tác dụng chống đông máu của curcumin có thể dẫn đến chảy máu quá nhiều nếu dùng cùng với thuốc chống đông máu hoặc thuốc làm loãng máu như aspirin, clopidogrel hoặc warfarin...

Ngoài ra, curcumin cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu nên có thể tăng cường tác dụng của các loại thuốc chống tiểu đường hoặc insulin và có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày, ức chế hiệu quả của thuốc kháng axit...

Nghệ chỉ tốt khi dùng đúng cách

Để tiêu thụ nghệ trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn cần biết các phương pháp và công thức nấu ăn khác nhau để tiêu thụ nó như thêm bột nghệ sấy khô hoặc nước nghệ tươi vào món ăn.

Tuy nhiên, điều cần lưu ý là nên sử dụng nghệ với một lượng cân bằng. củ nghệ có các thành phần hoạt tính mạnh như curcumin có thể có tương tác thuốc khi dùng chung với các loại thuốc khác. vì vậy, hãy luôn hỏi bác sĩ của bạn trước khi dùng nghệ với số lượng lớn dưới dạng thuốc hoặc thảo dược. nghệ có đặc tính làm loãng máu, vì vậy hãy thận trọng với chất làm loãng máu.

Bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để biết thêm về của nghệ hoăc tinh bột nghệ để nhận được những lợi ích tối đa từ loại gia vị có mặt trong nhà bếp của mọi người này.

Trên đây là những tác hại của việc dùng nhiều nghệ. hãy dùng nghệ đúng cách để tốt cho sức khỏe nhé.

Theo VTC News

Link bài gốc Lấy link

https://vtc.vn/tac-hai-cua-viec-dung-nhieu-nghe-ar767278.html

Theo VTC News

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/tac-hai-cua-viec-dung-nhieu-nghe/20230504011609442)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, thảo quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trục hàn, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng.
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, hoặc đau bụng, lạnh bụng, đi tiêu nhiều là những tình trạng thường gặp khi dạ dày chứa quá nhiều món ăn - từ mặn, ngọt, chua, cay, béo...
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY