Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

5 tác hại đáng sợ của việc nhịn ăn sáng

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất nhưng cũng là bữa ăn dễ bị bỏ qua nhất. Dưới đây là những tác hại khi bạn thường xuyên nhịn ăn sáng.

Nguy hại chosức khỏehệ tim mạch

Nghiên cứu từ tạp chí Jama của Hiệp hội Y học Mỹ chỉ ra rằng, người không ăn bữa sáng có nguy cơ bị đau tim cao gấp 27% và nguy cơ tử vong do bệnh tim cao trên 87% so với người luôn ăn bữa sáng.

5 tác hại đáng sợ của việc nhịn ăn sáng

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Một nghiên cứu từ tạp chí American College of Cardiology cũng cho biết, người có ăn sáng dù nhiều hay ít thì nguy cơ đối với bệnh xơ vữa động mạch cũng chỉ rơi vào khoảng 21% trong khi những người không ăn sáng lại lên đến 67%.

Những ảnh hưởng của việc bỏ bữa sáng đến sức khỏe hệ tim mạch được lý giải là do nó có thể làm hạ đường huyết, tăng huyết áp, gây tắc nghẽn động mạch. Tất cả những điều này chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bị bệnh tim mạch mạn tính, nhất là bệnh đột quỵ.

Thiếu hụt chất dinh dưỡng

Không ăn sáng trong thời gian dài dễ dẫn đến không đủ protein, canxi, sắt, kẽm, vitamin A và các chất dinh dưỡng khác, dẫn đến suy dinh dưỡng. Khi cơ thể không được nạp đủ các nhóm chất dinh dưỡng, hệ miễn dịch trở nên yếu hơn, từ đó dễ mắc các bệnh tật hơn.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa

Thường xuyên bỏ bữa sáng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch vị dạ dày, làm suy yếu chức năng của hệ tiêu hóa. Khi bụng bị bỏ đói trong một thời gian dài, dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn nhưng không có gì để tiêu hóa, từ đó sẽ axit dạ dày sẽ quay ngược trở lại tấn công niêm mạc dạ dày, gây ra các bệnh như viêm loét dạ dày, ợ nóng.

Có nhiều người để tiết kiệm thời gian sẽ ăn sáng trong thời gian rất nhanh, không ăn chậm nhai kỹ, gây ra chứng khó tiêu. Một nghiên cứu của Đại học Y khoa Nam Carolina ở Mỹ chỉ ra rằng không nhai kỹ sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và làm tăng đáng kể nguy cơ mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Ảnh hưởng đến hiệu quả học tập, làm việc

Glucose là nguồn năng lượng duy nhất cho não, hệ thần kinh. Những người bỏ bữa sáng sẽ có lượng đường trong máu tương đối thấp và không thể cung cấp đủ chất năng lượng cho hoạt động bình thường của não một cách kịp thời, từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập và làm việc.

Ngoài ra, việc bỏ bữa sáng khiến bạn sẽ có cảm giác đói trước buổi trưa, điều này sẽ tạo ra phản ứng căng thẳng và dẫn đến não bộ giảm hưng phấn, hồi hộp, mệt mỏi, thiếu tập trung, đây cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu quả công việc và học tập.

Tăng nguy cơ béo phì

Nếu bỏ bữa sáng, khi đến giờ ăn trưa bạn sẽ đói bụng, điều này vô tình khiến bạn ăn quá nhiều, ăn mất kiểm soát, từ đó làm tăng nguy cơ béo phì. Ăn quá nhiều nhưng ít vận động, thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết sẽ khiến lượng mỡ tích tụ lại trong cơ thể, dẫn tới cân nặng tăng cao.

Vậy ăn sáng thế nào cho đúng?

Theo các chuyên gia, để có cơ thể khỏe mạnh, giảm nguy cơ bệnh tật bạn nên ăn sáng với các món ấm, nóng, ăn những món có thành phần từ ngũ cốc thô như: bánh mì, bột yến mạch, mì sợi, bánh bao, cháo gạo, cháo hạt ngũ cốc và hạn chế những món ăn chiên rán, có nhiều dầu mỡ.

Ngoài ra, để việc ăn sáng được tạo thành thói quen khoa học, tốt cho sức khỏe, thì khung giờ để bạn bắt đầu ăn bữa sáng là khoảng 7- 8 giờ sáng là thời gian thích hợp nhất.

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.kinhtedothi.vn/khoe-dep/5-tac-hai-dang-so-cua-viec-nhin-an-sang-78786.html

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/5-tac-hai-dang-so-cua-viec-nhin-an-sang/20240425103153370)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, hoặc đau bụng, lạnh bụng, đi tiêu nhiều là những tình trạng thường gặp khi dạ dày chứa quá nhiều món ăn - từ mặn, ngọt, chua, cay, béo...
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY