Ngày hôm qua khoa chúng tôi tiếp nhận một bệnh nhân nam 67 tuổi. bệnh nhân này bị đái tháo đường và đang điều trị insulin. đầu giờ chiều bệnh nhân được đưa vào một cơ sở y tế gần nhà trong tình trạng hôn mê và co giật nên đã được đặt nội khí quản rồi chuyển đến bệnh viện bạch mai.
Lúc vào viện các bác sỹ đo đường huyết là 2,7 mmol/l, được chẩn đoán hạ đường huyết. may mắn là sau khi truyền glucose 20% thì bệnh nhân tỉnh hoàn toàn, không để lại di chứng gì.
Bệnh nhân đái tháo đường có thể bị rối loạn ý thức, hôn mê do nhiều nguyên nhân như tai biến mạch não, tụt huyết áp tư thế, tăng áp lực thẩm thấu hoặc nhiễm toan… nhưng phổ biến nhất là hạ đường huyết xuống < 3,9 mmol/L.
Ước tính hơn 50% bệnh nhân đái tháo đường sẽ bị hạ đường huyết ít nhất 1 lần trong đời, nhất là ở những người điều trị bằng insulin hoặc các thuốc nhóm sulfonyurea, người có suy thận… hạ đường huyết kéo dài trên 6 giờ có thể gây tổn thương não, thậm chí chết não.
Vì vậy khi phát hiện một người đái tháo đường bị hôn mê thì người nhà cần đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất và báo cho nhân viên y tế biết người nhà họ bị đái tháo đường. còn nhân viên y tế khi gặp bệnh nhân đái tháo đường bị hôn mê phải thử ngay đường huyết mao mạch, nếu thấp thì cho truyền glucose ưu trương ngay.
Nếu đúng thì chỉ sau 3-5 phút bệnh nhân sẽ tỉnh.
Lưu ý là đưa vào cơ sở y tế gần nhất có thể truyền được glucose đường tĩnh mạch cho bệnh nhân, không nên cầu kỳ đưa đến BV Bạch Mai. Nước xa có thể không cứu được lửa gần.
TS.BS Nguyễn Quang Bảy
Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai
Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe AloBacsi.com
Chủ đề liên quan:
bệnh nhân bệnh nhân đái tháo đường đái tháo đườn đái tháo đường đái tháo đường nguyên nh nguyên nhâ nguyên nhân phổ biến o đường tháo đường