Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

4 hiểu lầm thường gặp về chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường type 2

Có rất nhiều quan niệm sai lầm xung quanh bệnh tiểu đường type 2, đặc biệt là liên quan đến chế độ ăn uống. Để

Nội dung bài viết:

Bệnh tiểu đường type 2 là gì?

"Tôi không thể ăn carbohydrate"

"Tôi không thể ăn trái cây vì hàm lượng đường của chúng"

"Tôi có thể chữa khỏi bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống của mình"

"Tôi không bao giờ được ăn món tráng miệng"

Bệnh tiểu đường type 2 là gì?

Một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch (cvd) là bệnh tiểu đường. trên thực tế, những người sống chung với bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ phát triển bệnh tim mạch cao hơn gấp đôi, với nguyên nhân t* vong số một đối với bệnh nhân tiểu đường type 2 là bệnh tim mạch.

Bệnh tiểu đường có thể âm thầm phát triển trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm trước khi được chẩn đoán. mắc bệnh tiểu đường type 2 ảnh hưởng đến cách cơ thể chúng ta sử dụng nhiên liệu để tạo năng lượng và tất cả đều bắt đầu với tình trạng kháng insulin.

Khi chúng ta ăn thực phẩm có chứa carbohydrate, nó sẽ được phân hủy thành dạng nhỏ nhất gọi là “glucose”. Glucose có thể được sử dụng làm năng lượng, nhưng nó cần phải đi vào tế bào của chúng ta để điều này xảy ra. Đây là lúc insulin phát huy tác dụng. Hãy coi insulin là “chìa khóa” để mở cánh cửa tế bào. Tuyến tụy của chúng ta sản xuất insulin bất cứ khi nào có glucose, do đó ngăn chặn lượng glucose trong máu của chúng ta tăng quá cao. Kháng insulin giống như một ổ khóa hen gỉ, ngăn không cho chìa khóa insulin mở cánh cửa vào tế bào.

Nếu bị bệnh tiểu đường type 2, cơ thể của bạn có thể chống lại tác động của insulin (kháng insulin) hoặc không sản xuất đủ insulin để duy trì mức đường huyết bình thường. ở một số cá nhân, cả hai đều có thể xảy ra. kết quả là mức đường huyết cao.

Mức đường huyết cao mãn tính có thể làm hỏng các mạch máu. đây là một trong những lý do tại sao bệnh tiểu đường được quản lý kém có thể dẫn đến một loạt các biến chứng sức khỏe khác, bao gồm đau tim, đột quỵ, bệnh thận, cắt cụt chi và thậm chí mù lòa.

Có rất nhiều quan niệm sai lầm xung quanh bệnh tiểu đường type 2, đặc biệt là liên quan đến chế độ ăn uống. để giải quyết sự nhầm lẫn, trang heart research institute đã chia nhỏ một số lầm tưởng phổ biến và đưa ra một số gợi ý về những thói quen mới để bắt đầu thực hành.

"Tôi không thể ăn carbohydrate"

Sai! carbohydrate là một chất dinh dưỡng đa lượng quan trọng, được cơ thể sử dụng tạo ra năng lượng để phát triển và vận động. mặc dù carbohydrate ảnh hưởng trực tiếp đến mức đường huyết nhưng không cần phải loại bỏ chúng hoàn toàn khỏi chế độ ăn uống của bạn. tuy nhiên, có bằng chứng tốt cho thấy chế độ ăn ít carbohydrate hơn có thể cải thiện độ nhạy insulin.

Việc chọn ít carbohydrate tinh chế hơn, nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả sẽ làm tăng đường huyết chậm hơn, trái ngược với sự gia tăng nhanh chóng của lượng đường trong máu do carbohydrate tinh chế cao như bánh mì trắng, bánh ngọt và nước ngọt. Lượng đường trong máu tăng chậm này giúp tuyến tụy có nhiều thời gian tạo ra insulin để đáp ứng. Để quản lý tốt hơn mức đường huyết, các chuyên gia cũng khuyên bạn nên ăn các bữa ăn đều đặn và chia đều các loại thực phẩm chứa carbohydrate chất lượng tốt trong ngày.

Thói quen để thực hành

Mỗi bữa ăn, bạn hãy tạo nên đĩa thức ăn của mình theo hướng dẫn:

Chọn đĩa đường kính khoảng 20 cm (tương đương 1 gang bàn tay bạn). Trong đó, 1/2 đĩa bạn dùng để chứa rau củ. 1/2 đĩa còn lại, bạn tiếp tục chia làm đôi: 1/4 đĩa sẽ chứa carbohydrate (tinh bột, như: cơm, bún, bánh mì, mì…) và 1/4 đĩa còn lại sẽ chứa thực phẩm có thành phần là đạm, như thịt, cá, trứng, hải sản…

"Tôi không thể ăn trái cây vì hàm lượng đường của chúng"

Sai! đường không nhất thiết là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường type 2. tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu năng lượng, thường có nhiều đường, có thể dẫn đến thừa cân, một yếu tố nguy cơ phổ biến để phát triển bệnh tiểu đường type 2.

Do đó, thật dễ hiểu tại sao nhiều người tập trung vào hàm lượng đường trong thực phẩm và bỏ qua các chất dinh dưỡng tuyệt vời khác có thể có trong thực phẩm đó. trái cây nguyên chất là nguồn cung cấp chất xơ, nước, vitamin và khoáng chất lành mạnh và ít năng lượng. trái cây là một lựa chọn ăn nhẹ tuyệt vời cho bất kỳ ai, cho dù họ có đang sống chung với bệnh tiểu đường hay không.

Mặc dù có đường tự nhiên trong trái cây, nhưng hầu hết các loại trái cây đều có chỉ số đường huyết thấp, làm cho lượng đường trong máu tăng chậm. điểm tập trung cho những người mắc bệnh tiểu đường là xem xét lượng trái cây và thời điểm ăn. một hướng dẫn tốt là nhắm đến hai khẩu phần trái cây mỗi ngày, ăn vào các thời điểm khác nhau trong ngày.

Vậy còn nước ép trái cây thì sao? nước hoa quả có hàm lượng đường cao hơn vì chúng ta đã loại bỏ các chất dinh dưỡng khác như chất xơ. thường xuyên uống nước ép trái cây có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2, vì vậy nước lọc (nước khoáng) luôn là sự lựa chọn đồ uống tốt nhất.

Thói quen luyện tập

Cố gắng ăn hai phần trái cây mỗi ngày. Mỗi lần có thể là:

- 1 quả táo vừa, chuối, cam hoặc lê

- 2 trái kiwi, quýt hoặc mận

- 1 cốc quả mọng hoặc nho.

"Tôi có thể chữa khỏi bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống của mình"

Thật không may, không có cách chữa khỏi tuyệt đối cho bệnh tiểu đường type 2. tuy nhiên, chúng ta có thể kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 thông qua thay đổi lối sống như chế độ ăn uống, tập thể dục.

Trong nhiều trường hợp tiểu đường type 2, lượng đường trong máu trở lại mức bình thường và bệnh không tiến triển. điều này không có nghĩa là bệnh tiểu đường type 2 sẽ biến mất, nhưng có thể làm giảm nguy cơ phát triển các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường như bệnh tim và có khả năng giảm nhu cầu dùng thu*c tiểu đường.

Thói quen để thực hành

Thưởng thức đồ ăn nhẹ dựa trên thực phẩm toàn phần để giúp cải thiện lượng năng lượng của bạn và hỗ trợ cân nặng hợp lý. Bạn có thể:

- Một chén nhỏ với các loại rau tùy thích

- Táo cắt lát với 1 thìa bơ đậu phộng tự nhiên

- 1 nắm hạnh nhân

- 1 chén nhỏ sữa chua tự nhiên với một ít quả mọng.

Bên cạnh đó, đừng quên cố gắng thực hiện ít nhất 30 phút hoạt động thể chất vào hầu hết các ngày trong tuần. Nếu bạn không thể tập luyện đều đặn hãy thử tăng cường tập thể dục bằng cách đậu xe cách nơi làm việc khoảng 15 phút đi bộ và đi cầu thang bộ bất cứ khi nào có thể và cơ thể cảm thấy khỏe mạnh.

"Tôi không bao giờ được ăn món tráng miệng"

Sai! không có chế độ ăn uống cụ thể cho bệnh tiểu đường type 2. thay vào đó, những người mắc bệnh tiểu đường type 2 nên tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh giúp họ kiểm soát trọng lượng cơ thể và bao gồm nhiều loại thực phẩm từ năm nhóm thực phẩm: thực phẩm ngũ cốc (chủ yếu là ngũ cốc nguyên hạt); rau, đậu và các loại đậu; thịt nạc và thịt gia cầm, cá, trứng, quả hạch và hạt; sữa (hoặc các chất thay thế) và trái cây. nước cũng luôn là lựa chọn đồ uống tốt nhất. không cần thiết phải loại bỏ những món ăn yêu thích của bạn, vì chúng có thể được thưởng thức một cách vừa phải.

Thói quen để thực hành: Ghi lại nhật ký thực phẩm trong bảy ngày để nâng cao nhận thức và điều chỉnh phù hợp về tần suất ăn tráng miệng và đồ ăn vặt.


AloBacsi.vn - dịch từ Heart Research Institute

Lần cập nhật cuối: 09:55 16/02/2022 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/4-hieu-lam-thuong-gap-ve-che-do-an-uong-cua-nguoi-benh-tieu-duong-type-2-n420942.html)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY