Khoa học hôm nay

Hé lộ sự thật quy tắc hoàng đế không được gắp quá ba miếng trên một món ăn để tránh bị đầu độc?

Có thông tin cho rằng, hoàng đế thời phong kiến khi ăn uống, mỗi món chỉ được ăn không quá ba gắp để tránh bị ngộ độc. Tuy nhiên, sự thật lại trái ngược.

Thành ngữ có câu "dân dĩ thực vi thiên", nghĩa hẹp là dân lấy ăn làm trời, có thể hiểu thêm là dân vốn lấy miếng ăn làm trọng, thiên tử muốn trị dân trước hết phải làm cho dân no ấm vì dân đói thì tất nước sẽ loạn. Đây cũng là đạo trị quốc được nhiều hoàng đế phong kiến Trung Quốc coi trọng.

Miếng ăn đối với thường dân cũng quan trọng như trời, đối với bậc thiên tử cũng không ngoại lệ. trong các triều đại phong kiến trung quốc, nhà thanh là triều đại có ghi chép kỹ lưỡng nhất về chế độ ăn uống hàng ngày trong hoàng cung. tuy nhiên, hoàng đế có rất nhiều quy định về ăn uống. có thông tin cho rằng, để tránh sở thích ăn uống của bản thân bị bại lộc và bị người khác đầu độc, hoàng đế không gắp quá ba miếng cùng một món ăn. bản thân hoàng đế cũng không được ăn thêm dù là món mình thích. tuy nhiên, sự thật lại trái ngược với lời đồn đại này.

Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Theo CCTV, Ngự thiện phòng chỉ xuất hiện vào thời nhà Thanh. Ngự thiện phòng, trà thiện phòng thuộc quản lý của Phủ Nội vụ. Phủ nội vụ cũng là nơi chịu trách nhiệm về chế độ ăn uống hàng ngày của hoàng cung và có thẩm quyền cao nhất đối với việc quản lý Ngự thiện phòng, Trà thiện phòng,... Tại Ngự thiện phòng có khu vực bếp, bàn ăn nhẹ, bàn ăn cho bữa tối, bàn trà.... Để nhanh chóng phục vụ bữa ăn cho hoàng đế, thái giám sẽ nói từ "truyền thiện". Sau khi nghe thái giám hô "truyền thiện", nhiều món sẽ được chuẩn bị nguyên liệu, đầu bếp,... Để đồ ăn luôn tươi ngon, Hoàng đế Khang Hy thậm chí còn có một căn bếp nhỏ độc quyền riêng.

Giải thích về quy tắc "thái bất quá tam khẩu" (có nghĩa mỗi món ăn hoàng đế không được gắp quá ba miếng) khi dùng bữa hay việc thái giám phục vụ sẽ dọn đĩa ăn để tránh sở thích ăn uống của hoàng đế bị lộ ra bên ngoài, nhằm ngăn chặn kẻ xấu đầu độc, các nhà sử học cho rằng, những thông tin trên đều chưa chính xác. Theo đó, các thái giám không có nhiệm vụ dọn đĩa đồ ăn thừa mà nhiệm vụ chính của họ là ghi lại khẩu vị của hoàng đế và nghiên cứu sở thích ăn uống của hoàng đế để cải thiện việc ăn uống của bậc đế vương.

Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Tuy nhiên, hoàng đế đã có những biện pháp để tránh bị đầu độc thức ăn riêng nhưng không phải sử dụng cây kim bạc như lời đồn. Vị hoàng đế cuối cùng của triều đại phong kiến là Phổ Nghi đã đề cập trong cuốn hồi ký “Nửa sau cuộc đời tôi” rằng, mỗi một chiếc bát/ đĩa đều được gắn "ngân bài" để phát hiện xem món ăn có bị nhiễm độc hay không. Ngoài ra, trước khi hoàng đế chính thức bắt đầu bữa ăn, một thái giám sẽ giúp "nếm thử bữa ăn" và xác nhận rằng món ăn không có vấn đề gì trước khi hoàng đế bắt đầu khai tiệc.

- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.



Theo Văn hoá & Phát triển

Link bài gốc Lấy link

https://hoinhap.vanhoavaphattrien.vn/he-lo-su-that-quy-tac-hoang-de-khong-duoc-gap-qua-ba-mieng-tren-mot-mon-an-de-tranh-bi-dau-doc-a34221.html

Theo Văn hoá & Phát triển

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/he-lo-su-that-quy-tac-hoang-de-khong-duoc-gap-qua-ba-mieng-tren-mot-mon-an-de-tranh-bi-dau-doc/20240211091430165)

Tin cùng nội dung

  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY