Ung bướu hôm nay

Khoa ung bướu là một trong những chuyên khoa quan trọng của phân ngành ngoại khoa, có chức năng chẩn đoán, điều trị, tầm soát ung thư và cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết cho bệnh nhân ung thư bao gồm: hoá trị, xạ trị, điều trị ngoại khoa, điều trị nội khoa, ghép tế bào gốc...; đồng thời giúp kiểm soát các cơn đau bằng cách vật lý trị liệu, phong bế thần kinh ngoại biên, phong bế giao cảm,... Các bệnh thường gặp của khoa ung bướu có thể kể đến như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp, ung thư da, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày,...

Xoay sở với những vấn đề ăn uống do phẫu thuật, xạ trị và hóa trị

Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
Những phương pháp điều trị ung thư khác nhau có thể gây ra những rắc rối khác nhau khiến bạn cảm thấy khó khăn trong khi ăn uống. Đây là một số lời khuyên về việc làm thế nào để xoay sở với những vấn đề về dinh dưỡng tùy thuộc vào phương pháp mà bạn đang điều trị.

phẫu thuật ung thư ảnh hưởng thế nào đến bệnh nhân

phẫu thuật được tiến hành để loại bỏ các tế bào ung thư và mô lân cận. Phương pháp này thường đi cùng với xạ trị và hóa trị.

Sau khi phẫu thuật, cơ thể cần thêm năng lượng và đạm (protein) để vết thương được chữa lành và phục hồi. Tuy nhiên, đây cũng thường là thời điểm mà nhiều người cảm thấy đau nhức và mệt mỏi. Bệnh nhân cũng thường khó ăn uống bình thường do các tác dụng phụ liên quan đến phẫu thuật. Khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể cũng có thể bị thay đổi vì phẫu thuật liên quan đến một phần nào đó của miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, tụy, ruột kết (ruột già), hoặc trực tràng.

Lời khuyên về dinh dưỡng cho bệnh nhân phẫu thuật ung thư

Nếu bạn đã trải qua một cuộc phẫu thuật, hãy nhớ rằng nhiều tác dụng phụ sẽ biến mất trong vòng một vài ngày sau đó. Một số loại Thu*c, việc tự chăm sóc bản thân và những thay đổi trong chế độ ăn có thể giúp làm giảm một số tác dụng phụ. Nếu chúng vẫn kéo dài, bạn phải nói vấn đề này với bác sĩ, y tá, chuyên gia dinh dưỡng, hoặc các thành viên trong nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn.

  • phẫu thuật về các hướng dẫn để tăng cường hoạt động thể chất.

    Ngày hay đêm trước khi phẫu thuật, bạn có thể không được phép ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Sau ca mổ, bạn có thể phải mất vài giờ hoặc thậm chí 1 hoặc 2 ngày trước khi có khả năng ăn các loại thực phẩm và chất lỏng thông thường. Nếu bạn không ăn được sau hơn 1 hoặc 2 ngày, bác sĩ có thể cho phép bạn trước hết chỉ được ăn các loại thức ăn và thức uống dễ tiêu hóa. Đây là một ví dụ điển hình về các bước mà một người có thể thực hiện để bắt đầu ăn trở lại sau khi phẫu thuật:

    Bước thứ nhất: Các loại nước trong

    • Bước thứ hai: Các loại thức ăn dễ tiêu hóa (thêm vào các món trên)

      • Bước thứ ba: Chế độ ăn bình thường

        Tác dụng phụ của phẫu thuật ung thư có thể ảnh hưởng đến ăn uống

        Sau khi phẫu thuật, loại tác dụng phụ mà bạn có thể bị ảnh hưởng và thời gian chúng kéo dài phụ thuộc vào loại phẫu thuật và sức khỏe của bạn. phẫu thuật ung thư ở các bộ phận khác nhau có thể thay đổi khả năng ăn uống và gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau. Ví dụ, bạn có thể:

        • Những tác dụng phụ này có thể được điều trị để bạn có thể đưa vào cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết cho việc chữa lành vết thương. Hãy nói với nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn về bất kỳ vấn đề nào mà bạn đang gặp phải để họ có thể giúp bạn xoay sở.

          Xạ trị ảnh hưởng thế nào đến việc ăn uống

          Trong xạ trị, tia xạ được hướng vào các khối u để tiêu diệt các tế bào ung thư. Trong khi tất cả các tế bào bị ảnh hưởng bởi bức xạ, hầu hết các tế bào bình thường thường có thể phục hồi theo thời gian. Các loại tác dụng phụ gây ra do bức xạ phụ thuộc vào vị trí và kích thước của khu vực điều trị, loại tia xạ và tổng liều lượng tia xạ, cũng như số lần chiếu xạ. Biểu đồ sau đây cho thấy những tác dụng phụ có thể xảy ra do xạ trị các vùng khác nhau trên cơ thể. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra trong khi điều trị trong khi một số khác lại xảy ra sau khi kết thúc điều trị.

          Vùng điều trị Tác dụng phụ liên quan đến ăn uống có thể xảy ra trong khi điều trị Tác dụng phụ liên quan đến ăn uống có thể xảy ra hơn 90 ngày sau điều trị

          Não, cột sống

          Buồn nôn, nôn

          Đau đầu , mệt mỏi

          Đầu hoặc cổ: lưỡi, thanh quản, a-mi-đan, tuyến nước bọt, khoang mũi, họng

          Đau miệng, khó nuốt hoặc đau khi nuốt, thay đổi hoặc mất vị giác, đau họng, khô miệng, nước bọt đặc quánh

          Khô miệng, tổn thương xương hàm, cứng hàm, thay đổi vị giác và khướu giác

          Ngực: phổi, thực quản, vú

          Khó nuốt, ợ nóng, mệt mỏi, chán ăn

          Hẹp thực quản, đau ngực khi vận động, tim to, viêm màng ngoài tim (màng xung quanh tim), xơ phổi hoặc viêm phổi

          Bụng: ruột già hay ruột non, tuyến tiền liệt, cổ tử cung, tử cung, trực tràng, tụy

          Chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, khó hấp thu các sản phẩm từ sữa, thay đổi trong nước tiểu, mệt mỏi

          Tiêu chảy, có máu trong nước tiểu hoặc bàng quang bị kích thích.

          Tác dụng phụ thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ hai hoặc thứ ba của quá trình điều trị và thời gian đỉnh điểm là khoảng hai phần ba chặng đường của quá trình điều trị. Sau khi xạ trị kết thúc, hầu hết các tác dụng phụ kéo dài trong vòng 3 hoặc 4 tuần, nhưng một số có thể kéo dài lâu hơn.

          Nếu bạn bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ, hãy hỏi bác sĩ, y tá, hoặc những chuyên gia chăm sóc y tế khác xem các loại Thu*c, thay đổi chế độ ăn, hoặc những việc khác có thể giúp bạn thoải mái hơn không.

          Lời khuyên về dinh dưỡng cho bệnh nhân xạ trị

          Việc ăn uống tốt trong khi xạ trị có thể khó thực hiện, đặc biệt trong trường hợp bạn phải đi đến một trung tâm điều trị xa nơi ở của mình. Những lời khuyên sau có thể giúp ích:

          • Lời khuyên để tăng lượng calo và đạm ."
          Các chất bổ sung dinh dưỡng, chẳng hạn như những hỗn hợp chất lỏng thay thế (hỗn hợp kem sữa tươi, sinh tố có chứa nhiều calo và chất dinh dưỡng) có thể giúp ích. Bác sĩ, y tá, hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể có mẫu thử dành cho bạn.

          Nếu bạn ăn kém ngon, buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy, đau miệng hoặc đau họng, khô miệng, nước bọt đặc quánh, khó nuốt , hoặc cảm thấy mùi vị thực phẩm thay đổi, hãy tham khảo các phần cụ thể trong hướng dẫn này để biết thêm thông tin về cách thức giúp kiểm soát các tác dụng phụ.

          Nếu bạn gặp rắc rối trong việc ăn uống và đã theo một kế hoạch ăn uống đặc biệt dành cho bệnh tiểu đường (đái tháo đường) hoặc một số bệnh mạn tính khác, một vài lời khuyên chung trong này có thể không hiệu quả đối với bạn. Hãy nói chuyện với bác sĩ, y tá, hoặc chuyên gia dinh dưỡng về cách tốt nhất để thay đổi thói quen ăn uống trong khi xạ trị.

          Hãy nói cho bác sĩ hoặc y tá của bạn biết về bất kỳ tác dụng phụ nào mà bạn gặp phải để họ có thể kê toa các loại Thu*c cần thiết cho bạn. Ví dụ, có những loại Thu*c để kiểm soát buồn nôn và nôn hoặc để điều trị tiêu chảy. Hãy tham khảo các đường link trong mục Tài liệu tham khảo cuối bài để biết thêm về Xạ trị.

          Những bệnh nhân khác cũng có thể là một nguồn thông tin và hỗ trợ quý báu. Hãy làm quen và nói chuyện với các bệnh nhân khác về kinh nghiệm của họ, hoặc tham gia một nhóm hỗ trợ.

          Hóa trị ảnh hưởng thế nào đến việc ăn uống

          Hóa trị là việc liệu pháp sử dụng các loại Thu*c mạnh để tiêu diệt tế bào ung thư. Các loại Thu*c thường được uống hoặc tiêm vào mạch máu. Thu*c dùng trong hóa trị có thể làm tổn thương tế bào ung thư và cả tế bào khỏe mạnh. Tế bào có khả năng bị tổn thương nhất là tủy xương, tóc và niêm mạc đường tiêu hóa, bao gồm miệng, thực quản, dạ dày và ruột. Tác dụng phụ phụ thuộc vào loại Thu*c được dùng và cách thức sử dụng chúng. Những rắc rối trong ăn uống do tác dụng phụ thường gặp của hóa trị bao gồm:

          Có thể bạn không gặp những tác dụng phụ nói trên, nhưng nếu bạn có, hãy nói với bác sĩ hoặc y tá về chúng. Có thể khuyên bạn dùng các loại Thu*c, chỉ cho bạn cách tự chăm sóc hàng ngày, và gợi ý những thay đổi trong chế độ ăn để giảm bớt ảnh hưởng của tác dụng phụ.

          Lời khuyên về dinh dưỡng cho bệnh nhân hóa trị

          Hầu hết bệnh nhân nhận hóa trị tại một trung tâm ngoại trú. Bạn phải mất từ một vài phút đến nhiều giờ để đi đến đó. Hãy đảm bảo rằng bạn đã ăn một cái gì đó trước khi điều trị. Hầu hết mọi người thấy rằng một bữa ăn nhẹ trước khi điều trị độ hơn một giờ là hiệu quả nhất. Nếu bạn sẽ phải ở đó trong vài giờ, hãy lập kế hoạch trước và mang theo thức ăn cho một bữa ăn nhỏ trong một túi cách nhiệt hoặc túi lạnh. Bạn nên tìm hiểu xem liệu nơi điều trị có tủ lạnh hay lò vi sóng để dùng hay không.

          Đừng quá khắt khe với chính mình nếu tác dụng phụ làm cho bạn thấy khó khăn trong ăn uống. Hãy thử ăn những bữa ăn nhỏ, thường xuyên hoặc các bữa ăn nhẹ. Bỏ qua các loại thực phẩm chiên hoặc nhiều dầu mỡ vì chúng có thể khó tiêu hóa. Vào những ngày bạn thấy khỏe khắn và khẩu vị tốt, hãy cố gắng ăn các bữa ăn chính và các bữa ăn nhẹ. Hãy đảm bảo rằng bạn uống nhiều nước hoặc các loại chất lỏng (8 đến 10 ly có dung tích 240ml) mỗi ngày.

          Hãy nhờ mọi người giúp đỡ trong việc mua thức ăn và chuẩn bị các bữa ăn. Nếu bạn không có ai để giúp đỡ, hãy suy nghĩ về việc gọi món ăn giao tận nhà hoặc ăn tại các trung tâm cộng đồng hay ăn ở các viện dưỡng lão.

          Một số tác dụng phụ của hóa trị biến mất trong vòng một vài giờ sau khi điều trị. Nếu tác dụng phụ của bạn vẫn còn đó, hãy nói với nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn biết. Sự chú ý kịp thời đến các tác dụng phụ liên quan đến dinh dưỡng có thể giúp bạn duy trì cân nặng, giữ vững tinh thần và giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

          Nếu bạn có các vấn đề như chán ăn, buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, đau miệng hoặc cổ họng, khô miệng, khó nuốt, hoặc cảm thấy mùi vị thực phẩm thay đổi, hãy tham khảo các phần cụ thể trong hướng dẫn này để biết thêm thông tin về cách thức làm giảm bớt những tác dụng phụ. Hãy đảm bảo rằng bác sĩ hoặc y tá của bạn biết về các tác dụng phụ để họ có thể giúp bạn khi cần.

          Nếu bạn gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống và đã theo một số kế hoạch ăn uống đặc biệt dành cho bệnh tiểu đường (đái tháo đường) hoặc một số bệnh mạn tính khác, hãy nói chuyện với bác sĩ, y tá, hoặc chuyên gia dinh dưỡng về cách tốt nhất để thay đổi thói quen ăn uống trong khi hóa trị .

          Hãy tham khảo các đường link trong mục Tài liệu tham khảo cuối bài để biết thêm về hóa trị.

          Tài liệu tham khảo

          http://www.cancer.org/treatment/survivorshipduringandaftertreatment/nutritionforpeoplewithcancer/
          nutritionforthepersonwithcancer/nutrition-during-treatment-manage-eating-probs

          http://www.cancer.org/treatment/treatmentsandsideeffects/treatmenttypes/radiation/
          understandingradiationtherapyaguideforpatientsandfamilies/understanding-radiation-therapy-toc

          http://www.cancer.org/treatment/treatmentsandsideeffects/treatmenttypes/chemotherapy/
          understandingchemotherapyaguideforpatientsandfamilies/understanding-chemotherapy-a-guide-toc

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-xoay-so-voi-nhung-van-de-an-uong-do-phau-thuat-xa-tri-va-hoa-tri-375.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào các bác sĩ trên mangyte.vn Xin bác sĩ cho em hỏi. Nếu như phẫu thuật cắt bao quy đầu mất 1 triệu tại nơi đăng kí BHYT thì nếu có BHYT sẽ được miễn giảm khoảng bao nhiêu phần trăm ạ.
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Những bài Thuốc dưới đây sẽ giúp bồi bổ nguyên khí cho các bệnh nhân điều trị hóa trị do mắc bệnh ung thư.
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY