Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bác sĩ tại nhà: Hậu quả khi “lột da” để trị thâm, nám

(HNMCT) - Hỏi: Việc da mặt xuất hiện những vết thâm nám khiến tôi lo lắng, mất tự tin. Gần đây, tôi được nhiều người mách rằng, phương pháp “peel” da (lột da) để trị thâm nám tốt hơn so với việc bôi kem, mỹ phẩm. Xin hỏi bác sĩ, có nên thực hiện theo cách này? Nguyễn Thu Thủy (quận Cầu Giấy, Hà Nội)

(HNMCT) - Hỏi: Việc da mặt xuất hiện những vết thâm nám khiến tôi lo lắng, mất tự tin. Gần đây, tôi được nhiều người mách rằng, phương pháp “peel” da (lột da) để trị thâm nám tốt hơn so với việc bôi kem, mỹ phẩm. Xin hỏi bác sĩ, có nên thực hiện theo cách này? Nguyễn Thu Thủy (quận Cầu Giấy, Hà Nội)

Đáp: Lột da là phương pháp sử dụng các sản phẩm có tính axit hoặc tính bazơ để lột mặt, làm bong tróc bề mặt da và đào thải tế bào chết ở phía trên, cũng như lấy đi lớp da phía trên một cách dễ dàng... 

Lột da trị nám thực chất là lột hết một lớp đi để da mỏng hơn, xuất hiện lớp tế bào mới nên sẽ thấy da trắng hồng, mịn màng, đẹp. Chính vì thế, nhiều chị em tin dùng phương pháp này. Tuy nhiên, cần biết rằng hiện tượng "đẹp ảo" chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, khoảng 7 - 10 ngày và sau đó sẽ xuất hiện hàng loạt các vấn đề. 

Về nguyên tắc, khi lột đi lớp da phía trên thì sẽ làm mất đi lớp bảo vệ. Và, khi chúng ta sử dụng kem trộn cấp tốc, sản phẩm lột cấp tốc, hệ miễn dịch của da sẽ dần giảm đi và bắt đầu có những rối loạn như: Nám bắt đầu lan rộng hơn, phát triển mạnh hơn, tổn hại do ánh nắng mặt trời trên da nhiều hơn, khiến da bị lên mụn, da sần sùi, đen, nhão da, xuất hiện nếp nhăn và da trở nên nhạy cảm.

ThS - Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Thành
Phó Trưởng khoa Laser và Chăm sóc da, Bệnh viện Da liễu Trung ương
 

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1057711/bac-si-tai-nha-hau-qua-khi-lot-da-de-tri-tham-nam)

Tin cùng nội dung

  • Báo điện tử Sức khỏeĐời sống (Suckhoedoisong.vn) tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề “Phòng bệnh về da do kiến ba khoang, côn trùng đốt” vào 15h00, thứ Sáu, ngày 9/11/2016. Chương trình được phát trực tiếp trên Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube của báo Sức khoẻĐời sống.
  • Từ khi sinh ra đến khi lớn lên, không một đứa trẻ nào không ốm đôi lần. Khi trẻ ốm, bố mẹ thường rất lo lắng. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh rằng, ốm không phải là hoàn toàn xấu, đây là cơ hội để kích hoạt hệ miễn dịch của trẻ, giúp trẻ phòng chống bệnh tật sau này.
  • Mùa hè, nhiệt độ nóng bức, khiến da dễ bị nổi mụn và bị các vấn đề khác. Dưới đây là những cách, giúp phòng tránh các bệnh về da trong mùa hè:
  • Làn da phản ánh sự hoạt động điều hòa cân đối của một cơ thể khỏe mạnh sung sức. Có một làn da đẹp là mơ ước của nhiều người. Bệnh về da, sự cố về da cũng rất phức tạp, rất đa dạng.
  • Đã sang thu rồi mà thời tiết vẫn cứ nắng nóng. Thời tiết thường 30 độ C, thậm chí có ngày vẫn lên tới 35 độ C.
  • Vào mùa hè thời tiết thường oi nóng, độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh ngoài da phát triển. Bệnh ngoài da ít gây nguy hiểm tính mạng, nhưng thường có biểu hiện ngứa, lở loét trên da, ảnh hưởng sức khỏe thể chất và tinh thần người bệnh.
  • Mùa xuân được coi là khoảng thời gian cho hạnh phúc nở hoa kết trái. Trong thời gian mang thai, hầu hết phụ nữ đều có thể xuất hiện bệnh trên da. Trong các bệnh da này, có một số bệnh không ảnh hưởng gì lớn cho mẹ và thai nhi, nhưng cũng có các bệnh da gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  • Gần đây cứ mỗi khi cơ mặt em hoạt động mạnh là da mặt em lại có cảm giác nóng bừng và ngay lập tức ửng đỏ lên.
  • Có rất nhiều bệnh da gây nên bởi những biến đổi của gen, là hậu quả của sự đột biến xảy ra trong quá trình sinh trưởng.
  • Bệnh về da và tổn thương da là những vấn đề y tế phổ biến liên quan đến công việc. Người lao động ở mọi độ tuổi và ngành nghề đều có thể gặp các vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này nói về những vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp và cách bảo vệ da tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY