Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Phòng bệnh hô hấp cho người cao tuổi trong mùa đông

(HNMCT) - Hỏi: Do tuổi cao lại có nhiều bệnh nền nên mỗi khi thời tiết trở lạnh, bố tôi thường bị viêm họng, ngạt mũi, cơn ho kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, khó ăn uống. Xin hỏi bác sĩ về cách chăm sóc sức khỏe người già trong mùa đông?

(HNMCT) - Hỏi: Do tuổi cao lại có nhiều bệnh nền nên mỗi khi thời tiết trở lạnh, bố tôi thường bị viêm họng, ngạt mũi, cơn ho kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, khó ăn uống. Xin hỏi bác sĩ về cách chăm sóc sức khỏe người già trong mùa đông? - Nguyễn Quang Đạt (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Đáp: Do người cao tuổi có sức đề kháng kém cũng như cấu trúc và chức năng đường hô hấp bị biến đổi, suy giảm do quá trình lão hóa khiến bệnh dễ nặng hơn khi bị nhiễm lạnh. Để phòng bệnh đường hô hấp, người già cần được chăm sóc và tự biết cách chăm sóc, theo dõi cơ thể. Người già cần mặc đủ ấm, ngủ ấm và tránh gió lùa vào phòng; hạn chế ra ngoài lúc sáng sớm khi trời chuyển lạnh; nếu muốn tập thể dục thì nên tập ở trong nhà, hoặc chờ đến khi nắng lên mới ra đường.

Hằng ngày, các cụ cần vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý hoặc đánh răng trước và sau khi ngủ dậy. Nếu sử dụng răng giả thì cần vệ sinh sạch sẽ, không để bám dính thức ăn làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn cho đường hô hấp.

Người cao tuổi nên thường xuyên tập dưỡng sinh. Tuy nhiên, nên tập khi thời tiết không quá lạnh, hoặc tập ở nơi thông thoáng nhưng phải giữ ấm cơ thể. Ngoài ra, người già cần tránh tiếp xúc với bụi, khói thuốc lá, khói bếp than, khói hương... để giảm nguy cơ viêm đường hô hấp.

Người cao tuổi thường quên uống thuốc, bỏ thuốc do trí nhớ suy giảm. Vì vậy, người nhà cần nhắc người cao tuổi sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ trong trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc.

Người nhà cần theo dõi, đề phòng cơn hen suyễn, dị ứng của người già trở nặng, nhất là khi thay đổi thời tiết. Tránh để người già bị lạnh, ngồi điều hòa nhiều hoặc tiếp xúc thường xuyên với không khí ô nhiễm.

Bác sĩ Nguyễn Trường Sơn Nguyên Trưởng khoa Hô hấp Dị ứng, Bệnh viện Hữu nghị 

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1049699/phong-benh-ho-hap-cho-nguoi-cao-tuoi-trong-mua-dong)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh goutte (gút) là bệnh rối loạn chuyển hóa và tăng lắng đọng các tinh thể acid uric tại các khớp.
  • Sứa là loài nhuyễn thể, thân mềm. Loài sứa được Đông y dùng làm Thu*c gọi là hải triết, còn có tên là thạch kính, thủy mẫu, chạp, xú bồ ngư, hải xá, thủy mẫu tiên.
  • Ho là một biểu hiện thông thường, bởi lẽ mỗi người trong chúng ta đều có thể bị ho nhiều lần trong một năm. Nhưng không phải vì thế mà Thuốc ho, loại Thuốc vẫn được nhiều người coi như những Thuốc thông thường tự mua tự uống,
  • Chế độ dinh dưỡng ở trẻ mắc các bệnh lý mạn tính đóng một vai trò vô cùng quan trọng, giúp duy trì chức năng sống ở trẻ,
  • Thời tiết thay đổi người cao tuổi dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản cấp…
  • Người cao tuổi mọi chức năng cơ thể đều suy giảm, trong đó sức đề kháng cũng giảm thì bệnh tật có thể tấn công dễ dàng,
  • Người cao tuổi (NCT), mọi chức năng của cơ thể đều bị suy giảm trong đó sức đề kháng cũng giảm đi thì mọi loại bệnh tật có thể tấn công dễ dàng hơn, nhất là các bệnh gây ra bởi vi sinh vật (virut, vi khuẩn, vi nấm).
  • Thời tiết mùa xuân ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi, nhiều bệnh xuất hiện, gia tăng, trong đó phải kể đến viêm đường hô hấp ở người cao tuổi (NCT) do sức đề kháng đã giảm sút.
  • Con tôi 2 tuổi nhưng bé thường xuyên bị ốm vặt như: ho, sổ mũi... khiến tôi rất lo lắng vì mỗi lần cháu ốm, uống Thu*c khỏi được vài hôm lại mắc lại.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY