(HNMCT) - Hỏi: Con tôi đang ở lứa tuổi dậy thì, cân nặng hơn nhiều so với bạn đồng trang lứa nên hay bị chê là “béo phì”. Do xấu hổ nên cháu luôn muốn nhịn ăn để giảm cân, không muốn ăn những món có thể gây béo. Xin hỏi bác sĩ, chế độ ăn như vậy sẽ ảnh hưởng ra sao đối với sự phát triển của trẻ ở lứa tuổi dậy thì? Nguyễn Thị Mai (quận Cầu Giấy, Hà Nội).
đáp: tuổi dậy thì là giai đoạn vô cùng quan trọng với sự phát triển cả về thể chất, nhận thức và tinh thần của trẻ. do vậy, tất cả những tác động từ môi trường, cuộc sống, dinh dưỡng, lối sống... đều ảnh hưởng đến trẻ trong thời kỳ được cho là “nhạy cảm” này. không ít trẻ được gia đình bồi dưỡng nhiều dẫn đến thừa cân, béo phì, nhưng cũng có nhiều trẻ vì sợ béo nên ăn kiêng thái quá, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng, thậm chí cơ thể suy kiệt và phải nhập viện cấp cứu.
Việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ ở giai đoạn tuổi dậy thì là rất tốt, giúp trẻ phát triển chiều cao. tuy nhiên, về nguyên tắc, cần phải bổ sung đúng và đủ chứ không thể thừa hay thiếu. ở giai đoạn này, trẻ vẫn cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất (bột đường, đạm, vitamin và khoáng chất), tuy nhiên, cần nhớ là phải bổ sung cân đối hằng ngày. nếu nạp quá nhiều, số năng lượng không tiêu hao hết sẽ tích mỡ và đây chính là nguyên nhân dẫn đến thừa cân, béo phì. việc tính được chính xác năng lượng cần nạp vào cơ thể ở mỗi trẻ là khá khó khăn. tốt nhất, phụ huynh nên cân đối và tính chỉ số bmi (theo chiều cao, cân nặng) để biết được tình trạng của con đang ở mức nào, sau đó bổ sung năng lượng cho hợp lý.
Ngoài dinh dưỡng, ở độ tuổi này cần bổ sung canxi cho trẻ từ 1 đến 2 lần/năm, để đảm bảo xương chắc khỏe và phát triển chiều cao. Cùng với việc bổ sung canxi, dinh dưỡng thì việc tập luyện thể dục thể thao đóng vai trò rất quan trọng, bố mẹ cần nhớ điều này để sắp xếp thời gian cho con được hoạt động thể chất.