Thấy con trai đã 20 tuổi mà giọng nói cứ eo éo như con gái, thường mất tập trung, không năng động như các bạn cùng trang lứa. Xin hỏi vì sao? (chị P.T.Đ, Trà Vinh)
"Lỗi giọng" vì sao?
TS-BS Trần Việt Hồng - Trưởng khoa Tai mũi họng BV nhân dân Gia Định - cho biết, khi chưa
đến
tuổi dậy thì, giọng nam và nữ đều giống nhau do dây thanh quản có cùng kích thước là 9,5mm.
Vào
tuổi dậy thì, nồng độ testosteron ở nam tăng cao hơn nữ, làm cho dây thanh quản, dây thanh âm phát
triển dài ra (dài thêm 10mm) và dày lên theo bề ngang nên có giọng trầm xuống. Sự thay đổi giọng
này kéo dài từ ba-sáu tháng, sau đó ổn định và thành giọng đàn ông.
Tuy nhiên, cũng không ít trường
hợp đã qua tuổi "
vỡ giọng" nhưng giọng nói vẫn chưa "chuẩn men", vẫn thanh, cao, rè, thường xuyên
vót lên như nữ và đôi khi tắt ngấm không thành lời. Biểu hiện này được xem là hiện tượng rối loạn
giọng nói. Sự "lỗi giọng" này cũng xảy ra ở các em nữ, khiến giọng các em trầm, khàn và gặp khó
khăn khi hát những nốt cao… nhưng quá trình diễn ra chậm hơn và không rõ ràng như cácem
nam.
Nguyên nhân
rối loạn giọng là do khi đang nói giọng trẻ con mà chuyển đột ngột sang giọng trầm ồ
ồ (ở nam) khiến nhiều em thấy ngại. Các em cố "níu kéo" giọng cũ của mình nên làm mất khả năng chủ
động chính xác về độ cao của giọng. Ngoài ra, khi các em nam sống trong gia đình có nhiều chị em
gái hoặc thiếu hụt chất dinh dưỡng, viêm nhiễm đường hô hấp… đến tuổi dậy thì cũng dễ bị
rốiloạn giọng.
Một nguyên nhân khác khiến có người thậm chí đến độ tuổi 30 mà vẫn bị
rối loạn giọng, là do
không được chia sẻ, không điều trị kịp thời lúc ở tuổi dậy thì, hoặc do dây thanh không kín, phát
triển không đều. Ngoài ra, sự tăng (nữ nói giọng ồ ồ như nam), giảm (nam nói giọng eo éo như nữ)
nội tiết tố testosteron cũng là nguyên nhân gây
rối loạn giọng kéo dài. Hoặc rất có thể bệnh nhân
mắc một số bệnh về nội tiết, bởi âm sắc và độ cao của giọng phụ thuộc trực tiếp vào nội tiết sinh
dục, thượng thận và tuyến yên.
Tìm lại giọng nói chuẩn?
Khi bị
rối loạn giọng, trẻ có tâm lý e ngại tiếp xúc với người xung quanh, vì vậy nhiều em không
tự tin, học hành sa sút, ít năng động. Không ít trường hợp thấy con trai có giọng như con gái,
nhiều phụ huynh không có kiến thức đã tìm cách chữa trị, như trường hợp chị P.T.Đ., nên đã làm giảm
kết quả điều trị do để quá lâu.
Khi trẻ bị
rối loạn giọng, điều đầu tiên phụ huynh cần làm là chia sẻ để trẻ hiểu, rối loạn là
một quá trình tự nhiên trong phát triển, ai cũng từng trải qua. Bước tiếp theo cần làm là đưa trẻ
đến bệnh viện chuyên khoa khám để tìm hiểu nguyên nhân gây rối loạn, từ đó có biện pháp điều trị
thích hợp.
Luyện thanh âm đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị
rối loạn giọng ở tuổi dậy thì.
Phương pháp này đơn giản, ít tốn kém, khả năng thành công cao bằng cách được nhà chuyên môn tại các
khoa thanh âm hướng dẫn để nói ra được giọng chuẩn. Nếu không được điều trị,
rối loạn giọng có thể
kéo dài suốt đời, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống. Lứa tuổi tốt nhất để luyện giọng là
nên trước 20 tuổi, bởi càng lớn, giọng nói đã ổn định và thành thói quen, việc điều chỉnh
sẽkhó khăn.
Nếu
rối loạn giọng do rối loạn hoóc-môn Sinh d*c ở nam, có thể đến khám tại các bệnh viện nam
khoa để làm xét nghiệm testosteron. Nếu nồng độ testosteron giảm, kết hợp với việc thiểu năng các
đặc tính Sinh d*c phụ thứ phát, bệnh nhân sẽ được bổ sung hoóc-môn để cải thiện tình trạng bệnh.
Song song đó là phối hợp với luyện giọng.
TS-BS Việt Hồng cho biết thêm, với những trường hợp
rối loạn giọng do dây thanh không kín, phát
triển không đều, liệt dây thanh... thì có thể phẫu thuật ở cổ để cấy vật liệu đẩy dây thanh bên
liệt vào trong, hoặc bơm mỡ tự thân vào dây thanh để giúp dây thanh khép kín lại khi phát âm. Bơm
mỡ tự thân là một phương pháp dễ, đáp ứng sinh học tốt, phục hồi nhanh, chi phí thấp, không tai
biến trong và sau mổ.
Mangyte.vn
Theo Phụ Nữ TP.HCM