(hnmct) - hỏi: con tôi thi thoảng bị ngủ ngáy, tiếng ngáy phát ra khá to. xin hỏi bác sĩ, trẻ nhỏ ngủ ngáy có nguy hiểm gì không? - nguyễn mai chi (quận hoàng mai, hà nội)
đáp: tỷ lệ nam giới mắc hội chứng ngủ ngáy nhiều hơn nữ giới; ở độ tuổi 50, tỷ lệ này khoảng từ 5 - 10%, còn 14% là tỷ lệ ngủ ngáy ở những người dưới 30 - 40 tuổi. tuy nhiên, không ít trẻ nhỏ cũng ngủ ngáy và các phụ huynh thường bỏ qua vì cho đó là dấu hiệu bình thường.
Trên thực tế, trẻ bị béo phì hoặc những trẻ có vòm họng lớn, bị dị tật bẩm sinh, có cấu trúc bất thường ở xương mặt hoặc bị viêm amidan tái phát liên tục cũng gặp hiện tượng ngáy khi ngủ.
Nếu trẻ thi thoảng mới ngủ ngáy, khoảng 1 lần/tuần thì không có gì đáng lo ngại. tuy nhiên, nếu trẻ liên tục ngủ ngáy vào ban đêm, từ 3 - 4 lần/tuần, ngáy to, thì đó là dấu hiệu bệnh nguy hiểm, phụ huynh nên quan tâm theo dõi. thêm vào đó, vào ban ngày, cha mẹ nên để ý khi trẻ có hiện tượng ngủ gật, kém tập trung khi học tập.
Trẻ ngủ ngáy liên tục có thể là dấu hiệu của bệnh ngưng thở khi ngủ, thiếu oxy máu, dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. ngoài ra, do ngủ ngáy nên trẻ không có giấc ngủ sâu, ảnh hưởng đến sự phát triển, tinh thần mệt mỏi, khó chịu. do đó, khi trẻ có dấu hiệu ngủ ngáy từ 3 - 4 lần/tuần, phụ huynh nên đưa con đi khám.
Để phòng ngừa trẻ ngủ ngáy do bị béo phì, phụ huynh nên có chế độ ăn uống khoa học hơn cho trẻ, hạn chế những món ăn dễ gây thừa cân, béo phì, cho trẻ tập luyện thể dục, thể thao. đối với những trẻ có đường hô hấp mũi bị tắc nghẽn do viêm xoang hoặc dị ứng, gây ra hiện tượng ngáy khi ngủ thì nên đưa trẻ đi điều trị những bệnh lý viêm xoang, viêm mũi dị ứng, khi ngủ cần lưu ý giữ ấm cho trẻ.