Khoa học hôm nay

10 cảnh báo liên quan đến hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một sự rối loạn, đặc trưng bởi sự ngừng thở từng lúc về đêm trong lúc ngủ, có thể dẫn tới thiếu ôxy máu và liên quan đến ngủ ngày quá nhiều.

Tuy nhiên, hội chứng này còn cảnh báo nhiều nguy cơ khác cho sức khoẻ, vân vân.

1. Trầm cảm.

Trầm cảm đặc biệt có mối liên quan chặt chẽ với chứng ngưng thở khi ngủ. Điều này có thể biểu hiện như cảm giác buồn, thậm chí có cả giai đoạn khóc, và những phát hiện cảm xúc âm tính khác trong trầm cảm. Một số người cảm thấy có cảm giác tội lỗi, về những việc họ đã làm hoặc đã không làm. Năng lượng hoạt động thấp cũng có thể xảy ra. Sự thèm ăn có thể giảm hoặc tăng lên, dẫn đến sự giảm cân hoặc tăng cân. Thậm chí có thể là những tư tưởng gây thương tích cho người khác. Khi bất kỳ triệu chứng nào xảy ra, điều trị chứng ngưng thở khi ngủ có thể giúp ích, nhưng một số người có thể cần thêm Thu*c chống trầm cảm hoặc liệu pháp chống trầm cảm. Ngoài trầm cảm, lo lắng và hoảng loạn vào ban đêm, kích thích cũng có thể xảy ra do ngưng thở khi ngủ.

2. Rối loạn khả năng suy nghĩ.

Ngưng thở khi ngủ có thể có ảnh hưởng sâu sắc, đến khả năng suy nghĩ của bạn rõ ràng trong ngày. Sự manh mún trong giấc ngủ do bị thức giấc, dẫn đến sự kích động thường xuyên và giấc ngủ kém chất lượng. Một trong những chức năng chính của giấc ngủ, là làm phục hồi các chức năng của não. Khi công việc bảo trì này bị gián đoạn, có thể làm cho người bị ngưng thở khi ngủ, cảm thấy như suy nghĩ của họ mơ hồ và thiếu tập trung.

3. Rối loạn cương dương.

Sự khó khăn trong việc đạt được hoặc duy trì cương dương, có thể là một dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ ở nam giới. Hiện tượng này xảy ra, do giảm lưu lượng máu đến vùng Sinh d*c ngoài của nam giới. Có nhiều trường hợp ngưng thở khi ngủ góp phần làm tăng huyết áp, suy tim, tăng lipid máu. Nghiên cứu cho thấy, ngưng thở khi ngủ là nguyên nhân gây viêm. Sự căng thẳng của những đợt lặp đi lặp lại, của gián đoạn hô hấp vào ban đêm, với sự giảm mức ôxy trong máu, làm gia tăng viêm, và có thể ảnh hưởng xấu trực tiếp đến các mạch máu.

4. Huyết áp cao không được kiểm soát.

Ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ phát triển tăng huyết áp. Tình trạng này có thể dẫn đến hậu quả xấu, như cơn đau tim và đột quỵ. Khi huyết áp khó kiểm soát với thay đổi lối sống hoặc Thu*c men, nên chú ý đến chứng ngưng thở khi ngủ, có thể là một nguyên nhân tiềm ẩn cần can thiệp sớm.

5. Thức dậy đi tiểu đêm.

Nếu bạn thấy mình thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy ngưng thở khi ngủ, sau khi loại trừ các nguyên nhân khác, như uống nhiều nước trước ngủ hoặc đang dùng Thu*c lợi tiểu. Sự ngắt đoạn của giấc ngủ xảy ra, có thể làm gián đoạn việc giải phóng hormon, chống lợi niệu ADH. Thông thường, hormon này ngăn cản chúng ta đi tiểu vào ban đêm.

6. Tật nghiến răng.

Tật nghiến răng vào ban đêm cũng có thể, là một dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ. Tật nghiến răng là tương đối phổ biến, và có thể ảnh hưởng đến 10% dân số. Ở một số người, nó có thể xảy ra vô thức trong giấc ngủ, làm thắt chặt các cơ của đường thở, và giữ hàm không di chuyển ngược gây ra khó thở.

7. Thiếu ngủ hoặc buồn ngủ vào ban ngày.

Khi giấc ngủ không đạt chất lượng, điều này có thể cho thấy có ngưng thở khi ngủ. Số lượng thời gian ngủ không đủ, thường gây ra các triệu chứng thiếu ngủ. Tuy nhiên, khi chất lượng giấc ngủ bị kém đi, do sự phân mảnh từ chứng ngưng thở khi ngủ, cũng có thể xảy ra những vấn đề tương tự. Buồn ngủ ban ngày thường xảy ra trong ngưng thở khi ngủ.

8. Ợ nóng.

Chứng ợ nóng hay trào ngược acid ban đêm, có thể là một dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ. Sự tắc nghẽn của đường thở trong thời gian ngưng thở khi ngủ, tạo ra áp lực tiêu cực, kéo dịch chứa trong dạ dày đi ngược vào thực quản. Do đó, ợ nóng hoặc trào ngược vào ban đêm, đặc biệt gây ho khan hoặc nghẹt thở trong thời gian ngủ, có thể cho thấy có ngưng thở khi ngủ.

9. Mộng du.

Một trong những hành vi ngủ bất thường hoặc mộng du, có thể là một dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ. Trên thực tế, các dấu hiệu khác như ngủ gật, vừa ăn vừa ngủ và các hành vi và cử động ngủ bất thường khác, có liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ.

10. Khô miệng và chảy nước dãi.

Hai phát hiện mâu thuẫn nhau này, có thể cho thấy ngưng thở khi ngủ: khô miệng và chảy nước dãi. Khô miệng thường xảy ra khi đường mũi bị tắc và thở miệng. Nếu bạn thức dậy với miệng khô, hoặc phải ngủ cùng với một ly nước trên bàn ngủ cạnh giường, điều này có thể gợi ý bạn có nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ. Hít thở qua miệng thường dẫn đến ngáy to, và có thể góp phần làm tắc nghẽn đường thở trong giấc ngủ. Chảy nước dãi thường xảy ra, vì miệng đang mở trong thời gian ngủ, với nước bọt chảy nhỏ giọt từ các góc của miệng xuống chiếc gối. Do đó, cả miệng khô và chảy nước dãi có thể cho biết, sự hiện diện của thở miệng và nguy cơ ngưng thở khi ngủ.

Tóm lại, ngưng thở khi ngủ là một tình trạng rất phổ biến, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, và có thể dẫn đến các hậu quả không tốt cho sức khỏe. Những dấu hiệu vừa nêu trên, có thể không phải là những triệu chứng đầu tiên, bạn gặp phải khi ngưng thở khi ngủ, nhưng thực sự các dấu hiệu này, có thể gợi ý cho tình trạng ngưng thở khi ngủ. Cần phát hiện sớm chứng ngưng thở khi ngủ để can thiệp kịp thời, tránh các ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe của bạn.

Tiến sĩ, bác sĩ: Lê Thanh Hải, Theo verywell.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/10-canh-bao-lien-quan-den-hoi-chung-ngung-tho-khi-ngu-n139860.html)

Tin cùng nội dung

  • Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần chú ý các thức ăn làm bệnh tăng như: cà phê, bia, chất xơ, các chế phẩm từ sữa, nhiều chất béo…
  • Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị HCRKT dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại
  • Các bác sĩ cho em hỏi, chồng em bị chứng ngáy rất to lúc ngủ, làm em không thể ngủ được. Em xin hỏi Mangyte có cách nào chữa hết chứng ngáy ngủ của ông xã em không? Em cám ơn rất nhiều! (Kim Ngân - TPHCM)
  • Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê.
  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Nguyên nhân và biện pháp giúp cải thiện khô miệng và nước bọt đặc quánh lại do điều trị ung thư trẻ em
  • Xạ trị ở vùng đầu cổ, một số loại Thu*c hóa trị và Thu*c uống khác (kháng sinh, steroid, chất che phủ niêm mạc và Thu*c tê tại chỗ) có thể gây khô miệng. Tuyến nước bọt (nơi tạo ra nước bọt) có thể bị ảnh hưởng và tạo ra ít nước bọt hơn, hoặc nước bọt trở nên đặc và quánh lại. Tình trạng khô miệng có thể là nhẹ hoặc trầm trọng.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY