Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bác sĩ tại nhà: Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm

(HNMCT) - Hỏi: Do sử dụng các loại thức ăn đường phố, đồ ăn vặt, cũng có khi do cách bảo quản thực phẩm chưa đúng nên gia đình tôi thi thoảng lại có người bị đau bụng, tiêu chảy. Xin hỏi bác sĩ về những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm và cách sơ cứu khẩn cấp? Nguyễn Huy Hoàng (quận Long Biên, Hà Nội)

(hnmct) - hỏi: do sử dụng các loại thức ăn đường phố, đồ ăn vặt, cũng có khi do cách bảo quản thực phẩm chưa đúng nên gia đình tôi thi thoảng lại có người bị đau bụng, tiêu chảy. xin hỏi bác sĩ về những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm và cách sơ cứu khẩn cấp? nguyễn huy hoàng (quận long biên, hà nội)

Đáp: Ngộ độc thực phẩm là tình trạng người bệnh bị trúng độc do ăn, uống những thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc các loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu, các chất bảo quản, chất phụ gia vượt ngưỡng cho phép... Nếu bị ngộ độc ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể khỏe lại sau vài ngày; trường hợp nặng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Khi nhận thấy bản thân hoặc người xung quanh có biểu hiện ngộ độc, cần bình tĩnh và áp dụng những biện pháp sơ cứu ngay lập tức để giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Những người có triệu chứng buồn nôn ngay sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm độc, và ngay cả những người bệnh còn tỉnh táo, chưa có triệu chứng ngộ độc thì cần lập tức dùng mọi biện pháp kích thích để nôn hết thức ăn ra khỏi dạ dày.

Người bị ngộ độc thực phẩm có thể nôn và tiêu chảy nhiều lần dẫn đến mất nước, do đó, cần cho người bệnh uống nhiều nước và nghỉ ngơi. có thể bù nước cho người bệnh bằng dung dịch oresol được pha theo chỉ dẫn. lưu ý, nếu sử dụng dung dịch oresol thì phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, dùng đúng liều lượng chỉ định, không pha quá ít hoặc quá nhiều nước, không sử dụng dung dịch đã pha quá 24 giờ, không đun sôi dung dịch...

Nếu người bệnh có triệu chứng bất thường như co giật, rối loạn ý thức, suy hô hấp thì không được gây nôn để tránh nguy hiểm đến tính mạng. Kể cả khi đã thực hiện các bước sơ cứu kể trên, người bệnh vẫn có nguy cơ gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Do đó, cần đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

TS.BS Mai Thị Hội (nguyên Trưởng khoa Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) 

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1054426/bac-si-tai-nha-cach-so-cuu-khi-bi-ngo-doc-thuc-pham)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY