Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Bài Thuốc chữa gút cấp tính Y học cổ truyền

Bệnh goutte (gút) là bệnh rối loạn chuyển hóa và tăng lắng đọng các tinh thể acid uric tại các khớp.
Bệnh goutte (gút) là bệnh rối loạn chuyển hóa và tăng lắng đọng các tinh thể acid uric tại các khớp. Theo YHCT, bệnh gút gọi là thống phong thuộc chứng tý. Nguyên nhân gây bệnh là do phong, hàn và thấp làm ảnh hưởng đến công năng của can, thận và tỳ; gây khí trệ huyết ứ và đàm trọc ách trở.

Nguyên tắc điều trị theo YHCT bao gồm: bế tắc thì phải khai thông (tắc giả chi thông); trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tất diệt; cấp tính thì chữa ngọn, mạn tính thì chữa gốc (cấp tắc kỳ trị tiêu, hoãn tắc kỳ trị bản); vừa công vừa bổ (công bổ kiêm thi). Sau đây là một số bài Thuốc trị bệnh.

Bài 1. Tứ diệu tán gia vị: bạch giới tử 5g, thương nhĩ tử 6g, dương giác (đốt thành tro) 12g, uy linh tiên 20g. Tán bột, mỗi lần dùng 4g, uống với nước sắc gừng. Ngày uống 1-2 lần.

Bài 2: đan sâm 16g, phòng phong 12g, hoàng kỳ 12g, nhũ hương 6g, thổ phục 12g, đào nhân 8g, hồng hoa 8g, một dược 6g, đương quy 16g, xích thược 12g, hy thiêm 12g. Sắc uống, ngày 1 thang chia 2 lần.

Mời độc giả đón đọc bài 2 "Thuốc chữa gút mạn tính" vào 14h ngày 16/6/2015.

Lương y

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bai-thuoc-chua-gut-cap-tinh-y-hoc-co-truyen-15065.html)

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết thay đổi người cao tuổi dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản cấp…
  • Người cao tuổi mọi chức năng cơ thể đều suy giảm, trong đó sức đề kháng cũng giảm thì bệnh tật có thể tấn công dễ dàng,
  • Người cao tuổi (NCT), mọi chức năng của cơ thể đều bị suy giảm trong đó sức đề kháng cũng giảm đi thì mọi loại bệnh tật có thể tấn công dễ dàng hơn, nhất là các bệnh gây ra bởi vi sinh vật (virut, vi khuẩn, vi nấm).
  • Thời tiết mùa xuân ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi, nhiều bệnh xuất hiện, gia tăng, trong đó phải kể đến viêm đường hô hấp ở người cao tuổi (NCT) do sức đề kháng đã giảm sút.
  • Con tôi 2 tuổi nhưng bé thường xuyên bị ốm vặt như: ho, sổ mũi... khiến tôi rất lo lắng vì mỗi lần cháu ốm, uống Thu*c khỏi được vài hôm lại mắc lại.
  • Chuyển sang mùa thu, khí hậu có phần khác mùa hè. Một số bệnh thường xảy ra trong mùa này như viêm phế quản, rối loạn tiêu hóa...
  • Y học cổ truyền cho rằng nguyên tắc chữa trị chứng phong thấp cần phải khu phong hòa huyết, thông huyết - tán hàn, trừ thấp, giảm đau, thanh nhiệt, tiêu viêm, an thần...
  • Trong chiếc áo lính cũ đã bắt đầu bạc màu, ông Nông Văn Bành (58 tuổi) ở thôn Na Làng, xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, nổi tiếng với những bài Thuốc lá nam chữa vô sinh.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY