Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Công dụng chữa bệnh của sứa Y học cổ truyền

Sứa là loài nhuyễn thể, thân mềm. Loài sứa được Đông y dùng làm Thu*c gọi là hải triết, còn có tên là thạch kính, thủy mẫu, chạp, xú bồ ngư, hải xá, thủy mẫu tiên.
Sứa là loài nhuyễn thể, thân mềm. Loài sứa được Đông y dùng làm Thu*c gọi là hải triết, còn có tên là thạch kính, thủy mẫu, chạp, xú bồ ngư, hải xá, thủy mẫu tiên. Con sứa cho ta hai vị Thu*c là hải triết và hải triết bì. Chúng có nhiều tính năng tương đồng, nhưng mỗi thứ lại có một số tác dụng đặc thù, do đó người xưa mới phân chúng thành 2 vị Thu*c riêng biệt.

Là bộ phận vòi miệng (khẩu uyển bộ) của con sứa. Theo Đông y, hải triết có vị mặn, tính ấm; đi vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng thanh nhiệt, hóa đàm, hành ứ hóa tích, sát khuẩn, chỉ thống, khai vị, nhuận tràng,... Chủ trị đàm thấu (ho nhiều đờm), háo suyễn (hen suyễn), bĩ tích trướng mạn (tích tụ trướng đầy), đại tiện táo kết; cước thũng (chân phù nề),...

Cách dùng và liều dùng: Sắc nước uống từ 30-60g; hoặc trộn với gừng, giấm ăn.

Kiêng kỵ: Theo Bản thảo cầu nguyên: Người tỳ vị hàn nhược, không nên sử dụng..

Là phần thân bán cầu (tản bộ) phía trên thân con sứa. Còn gọi là bạch bì tử, bạch bì chỉ, thu phong tử, sá bì; la bì... Theo Đông y, hải triết bì có vị hàm sáp (mặn chát), tính ôn (tính ấm); đi vào kinh can. Có tác dụng hóa đàm, tiêu tích, trừ phong, trừ thấp. Chủ trị bĩ khối (khối u, hòn cục), đầu phong, khí hư bạch đới, đau xương bánh chè do phong thấp,...

Cách dùng: Sắc nước uống; hoặc trộn với rượu, gừng, giấm ăn. Dùng ngoài đắp lên chỗ bị bệnh.

Trị âm hư đàm nhiệt, đại tiện táo kết: Dùng hải triết 30g, mã thầy 4 củ, nấu canh ăn. Dùng chữa người âm tinh hao tổn, hư hỏa bốc lên gây đàm nhiệt, đại tiện táo bón; Có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ - (theo sách Cổ phương tuyển chú: Tuyết canh thang)

Chữa các chứng tích trệ ở trẻ nhỏ: Dùng hải triết và củ mã thầy; mỗi vị dùng liều lượng thích hợp tùy theo tuổi, thêm nước, cùng nấu chín. Bỏ sứa, chỉ ăn củ mã thầy. Có tác dụng chữa trẻ nhỏ bụng đầy trướng, trong bụng có hòn cục, sưng hạch ... - (Theo sách Cương mục thập di).

Trị đầu phong: Dùng hải triết bì đắp lên hai huyệt thái dương - (theo Cương mục thập di). “Đầu phong” chỉ chứng bệnh đau đầu kinh niên, lúc phát lúc không, có chuyện xúc động là đau kịch liệt, da đầu tê dại, lan tới chân lông mày, mắt tối sầm, đầu không cất lên được. Nguyên nhân do phong hàn hoặc đờm tích hóa hỏa uất kết ở kinh lạc, khiến khí huyết ứ trệ gây nên.

Chữa vô danh thũng độc: Dùng hải triết bì trộn với đường cát giã nhuyễn, đắp lên chỗ bị bệnh, ở giữa để hở một lỗ. Loại ung nhọt nặng thì sẽ vỡ mủ, loại nhẹ thì sẽ tiêu tan - (theo Y phương tập thính). “Vô danh thũng độc” chỉ các loại ung nhọt không rõ nguyên nhân.

Chữa lưu hỏa: Dùng hải triết bì đắp lên chỗ bị bệnh, thấy rát thì gỡ ra - (theo Cương mục thập di). “Lưu hỏa” còn gọi là “hỏa đan”, “đan độc” là chứng nhiệt độc cấp tính ở ngoài da. Vùng da có bệnh đỏ như son nên gọi là “đan độc”. Bệnh thường phát ở bắp chân và vùng mặt. Nơi mắc bệnh có từng mảng sưng đỏ, gồ cao hơn mặt da bình thường, có bờ rõ, bề mặt trơn bóng loáng, sờ thấy rắn chắc, vùng kế cận nổi hạch; kèm theo rét run, sốt cao, nhức đầu, đau khớp...

Lương y

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cong-dung-chua-benh-cua-sua-y-hoc-co-truyen-15061.html)

Tin cùng nội dung

  • Ở một số nơi, cắt bao quy đầu được xem là một nghi thức tôn giáo và hành động này có thể giúp giảm tới 45% nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.
  • Những đối tượng nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh phì đại tiền liệt tuyến và ung thư tiền liệt tuyến.
  • Ưu điểm là thời gian nằm viện ngắn và ít gây các tai biến như chảy máu, xuất tinh ngược dòng (vào bàng quang), tiểu tiện không tự chủ…
  • Tuyến tiền liệt còn gọi là tuyến nhiếp hay tuyến nhiếp hộ, là tuyến tiết dịch của cơ quan Sinh d*c nam, nằm ở cửa ngõ của bàng quang, bao chung quanh niệu đạo.
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Nếu được phát hiện sớm, ung thư này thường có khả năng chữa khỏi cao.
  • Đông y chia bệnh này làm 3 loại: bàng quang tích nhiệt, bàng quang ứ trở, thận dương hư suy.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Tuyến tiền liệt nằm bao quanh phần trên cùng của niệu đạo. Khi tuyến tiền liệt khoẻ mạnh, không gây ra vấn đề gì, nhưng nếu rối loạn xảy ra trong tuyến tiền liệt, mô trong tuyến này sẽ phồng lên hoặc lớn lên gây chèn ép niệu đạo và ảnh hưởng đến khả năng tiểu tiện.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.