Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bác sĩ tại nhà: Cách sơ cứu cho trẻ bị bỏng

(HNMCT) - Hỏi: Đọc tin tức về các vụ trẻ bị tai nạn bỏng gas, bỏng nước sôi, bỏng do đồ chơi phát nổ..., tôi rất lo lắng. Bố mẹ bận rộn, trẻ phải ở nhà một mình rất dễ gặp các tai nạn như trên. Xin hỏi bác sĩ về cách sơ cứu cho trẻ khi bị bỏng? Trần Văn Đức (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)

(HNMCT) - Hỏi: Đọc tin tức về các vụ trẻ bị tai nạn bỏng gas, bỏng nước sôi, bỏng do đồ chơi phát nổ..., tôi rất lo lắng. Bố mẹ bận rộn, trẻ phải ở nhà một mình rất dễ gặp các tai nạn như trên. Xin hỏi bác sĩ về cách sơ cứu cho trẻ khi bị bỏng? Trần Văn Đức (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)

đáp: việc sơ cứu ban đầu tại nhà khi trẻ bị bỏng giúp hạn chế độ sâu của bỏng, tránh tình trạng bội nhiễm. tuy nhiên, khi sơ cứu, người giám hộ trẻ phải bình tĩnh và xử trí đúng cách.

Nếu trẻ bị bỏng do nước sôi, bỏng hơi, cháo thì ngay khi trẻ bị bỏng cần ngâm bộ phận bị bỏng (tay, chân) vào trong nước sạch, mát (từ 16 đến 20oc, tốt nhất là trong 30 phút đầu sau khi bị bỏng). sau đó, nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Đối với trẻ bị bỏng do điện, cần nhanh chóng tách nạn nhân với nguồn điện (ngắt cầu dao, dùng gậy gỗ gạt dây điện...) và đưa người bệnh đến nơi thoáng mát. gia đình cần tiến hành đánh giá hô hấp tuần hoàn, ý thức trẻ và tìm xem các chấn thương khác nếu trẻ bị ngã để tìm cách sơ cứu đúng, tránh làm tổn thương cột sống cổ hoặc các chi (nếu có).

Nếu trẻ ngừng tuần hoàn thì tiến hành ép tim ngoài lồng ngực đúng cách, đồng thời gọi y tế hỗ trợ. gia đình chỉ nên di chuyển người bệnh đến cơ sở y tế khi trẻ đã được sơ cấp cứu ban đầu. đối với trẻ bị bỏng do hóa chất, cần rửa ngay vùng bị bỏng, rửa liên tục bằng nước sạch càng nhiều càng tốt. tốt nhất là rửa dưới vòi nước chảy, nếu không các tổ chức ở vùng bỏng sẽ bị tổn thương nặng hơn. phải nhanh chóng tháo bỏ ngay quần áo bị dính hóa chất; khi tháo phải bảo vệ tay của người làm động tác tháo (không dùng tay trần để tháo); không cởi quần áo người bị bỏng để tránh gây lột da, tốt nhất là xé bỏ quần áo dính hóa chất.

Nếu vết bỏng chảy nhiều máu, sau khi rửa sạch dưới vòi nước nên băng vết bỏng lại. Lưu ý không băng chặt và phải dùng bông, gạc sạch. Sau khi sơ cứu xong, cần chuyển ngay nạn nhân tới trung tâm y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Bác sĩ CKII Phùng Công Sáng
Phó Trưởng khoa Chỉnh hình, phụ trách Đơn vị Bỏng, Bệnh viện Nhi Trung ương
 

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1050342/bac-si-tai-nha-cach-so-cuu-cho-tre-bi-bong)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY