Sơ cấp cứu hôm nay

Sơ cấp cứu nạn nhân bị bỏng

Sử dụng các biện pháp dân gian để sơ cứu vết bỏng như bôi kem đánh răng, bôi nước tiểu, rửa vết bỏng bằng nước vôi, nước mắm, dùng… chỉ khiến vết bỏng nặng thêm.
Khi bị bỏng, nếu sơ cứu không đúng cách sẽ khiến cho vết thương trở nên xấu đi, rất khó điều trị và có thể để lại sẹo.

Nguyên nhân, mức độ bỏng và những phương pháp trị bỏng sai lầm trong dân gian

BS Đặng Phi Yến, Trưởng phòng Truyền thông - Giáo dục sức khỏe, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM, cho biết có nhiều nguyên nhân gây ra bỏng, bao gồm:

- Lửa.
- Vật rắn nóng (bàn ủi, bô xe, dụng cụ nấu ăn, kim loại, thủy tinh đang nóng…)
- Chất lỏng nóng, sôi (nước, canh, dầu, mỡ…)
- Khói, hơi nóng (hơi nước đang sôi, khói bô xe nóng thoát ra).
- Điện.
- Chất phóng xạ (từ nhà máy hạt nhân, bom nguyên tử...); bức xạ (tia laser, tia X…)
- Ánh sáng mặt trời hoặc tia cực tím (UV), ánh sáng từ đèn chiếu sáng.
- Hóa chất như axit mạnh, kiềm (dung dịch kiềm, xi măng, sơn, xăng).
- Ma sát.

Dựa vào độ sâu của da bị tác động, bỏng được chia làm 4 độ:

- Bỏng độ một: Ảnh hưởng đến các lớp ngoài của da (biểu bì), gây mẩn đỏ, đau và thường được giải quyết với các biện pháp cấp cứu trong vòng vài ngày đến một tuần.

- Bỏng độ hai: Ảnh hưởng đến cả biểu bì và lớp thứ hai của da, gây mẩn đỏ, đau và sưng. Bỏng độ hai thường trông ướt hoặc ẩm. Mụn nước có thể phát triển. Bỏng sâu độ hai có thể gây ra sẹo.

- Bỏng độ ba: Liên quan đến lớp biểu bì, hạ bì và tiếp cận các mô bên dưới chúng (mô dưới da). Bỏng độ ba có thể phá hủy dây thần kinh.

- Bỏng độ bốn: Tổn thương vượt ra ngoài mô dưới da và vào các dây thần kinh, cơ bắp và xương nằm bên dưới. Da có thể bị đen hoặc cháy. Nếu thần kinh bị tổn thương nặng, có thể cảm thấy không đau.

BS Đặng Phi Yến cũng khuyến cáo, trong tất cả các trường hợp bị bỏng, tuyệt đối không được sử dụng các biện pháp dân gian sai lầm để sơ cứu bỏng như bôi kem đánh răng, bôi nước tiểu, bôi mẻ, rửa vết bỏng bằng nước vôi, nước mắm, thậm chí còn sử dụng muối để rửa vết bỏng, dùng Thu*c Đông y, đắp lá … Những cách này chỉ khiến vết bỏng nặng thêm, bị nhiễm khuẩn, gây khó khăn trong điều trị và nguy hiểm đến tính mạng.

Áp dụng các biện pháp có khoa học sẽ giúp vết bỏng nhanh lành

Cũng theo BS Đặng Phi Yến, biện pháp sơ cứu ban đầu rất đơn giản là ngâm vùng bỏng vào nước lạnh sạch (nước máy) càng sớm càng tốt trong thời gian khoảng 20 phút (không dùng nước đá). Chú ý không để vòi nước máy chảy quá mạnh vào vết bỏng, dễ làm bể nốt phồng, gây đau đớn và nhiễm trùng.

Sau đó, cởi bỏ quần áo trước khi phần bị bỏng sưng lên. Chú ý dùng kéo cắt bỏ quần áo nạn nhân nếu quần áo dính vào vết bỏng. Không được tự ý lấy bất cứ vật gì bám trên vết bỏng. Tiếp theo, băng nhẹ vùng bị bỏng bằng vải, băng hay gạc sạch, tránh làm vỡ nốt phồng. Tuyệt đối không dùng băng dính băng vết bỏng và bôi bất cứ thứ gì vào vết thương. Cuối cùng là ủ ấm cho nạn nhân, cho uống nhiều nước, cháo loãng, súp…

Đây là cách dành cho những trường hợp bị bỏng nhẹ, còn đối với trường hợp bỏng rộng và sâu cần phải đưa đi bệnh viện, trước khi đưa đến bệnh viện, cần cho nạn nhân uống nước muối đường (1 lít nước sôi để nguội pha 1 muỗng cà phê muối và 8 muỗng cà phê đường) hoặc uống oresol (pha 1 lít nước sôi để nguội với 1 gói oresol) để phòng ngừa mất nước và các chất điện giải, sau đó đưa nạn nhân đến ngay trung tâm y tế gần nhất.

Hiện nay, trẻ em bị bỏng chiếm tỉ lệ khá cao trong số các T*i n*n, thương tích ở trẻ. Vì vậy, điều quan trọng nhất là phải phòng tránh bỏng cho trẻ:

- Cách ly trẻ với nhà bếp trong thời gian nấu ăn, nhà cần phải có cửa hoặc tấm chắn cách ly nhà bếp với nhà trên để trẻ không xuống được bếp khi đang nấu ăn. Bếp gas, lò nướng, bếp điện phải để trên cao để trẻ không với tới được.

- Cha mẹ không nên sưởi ấm cho trẻ bằng cách đốt củi, lá, than… Trong trường hợp nhất thiết phải đốt than, củi sưởi ấm thì tuyệt đối không được đốt trong phòng kín và xa tầm với của trẻ để phòng tránh bỏng và ngộ độc khí CO.

- Phích nước sôi, thức ăn mới nấu, bàn là đang nóng, diêm, bật lửa, ga, xăng, cồn đèn… ở nơi trẻ không sờ hoặc với tới được như để trong giá, trong tủ có khóa hoặc trên bàn cao.

- Bưng nước nóng, thức ăn mới nấu tránh xa trẻ để không va đụng. Luôn kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống. Không cho trẻ dưới 8 tuổi tự ăn, tự tắm bằng vòi nước nóng lạnh và luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho trẻ.

- Người lớn cần dạy trẻ trên 6 tuổi cách phòng tránh bỏng, những cách xử trí bỏng đơn giản. Đặc biệt, luôn trông chừng trẻ mọi nơi, mọi lúc là cách tốt nhất để phòng tránh tất cả các loại bỏng cho trẻ.

Mangyte.vn Theo Phan Hoa - Tuổi trẻ
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-so-cap-cuu-nan-nhan-bi-bong-2424.html)
Từ khóa: bị bỏng

Chủ đề liên quan:

bị bỏng bỏng cấp cứu

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Chồng tôi mới đi ăn đám cưới về, bị đau bụng. Anh đã đến phòng khám gần nhà lấy Thu*c uống rồi, có đỡ một chút nhưng chưa hết, chắc ngày mai phải vô bệnh viện kiểm tra lại. Tôi tính đưa anh đến BV Cấp cứu Trưng Vương, như vậy phải đem theo bao nhiêu tiền? Chồng tôi có BHYT. Cảm ơn Mangyte! (Bích Trâm – TPHCM)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Bỏng nắng có thể gây nhức đầu, sốt và mệt mỏi
  • Tôi xin giới thiệu đến anh chị Cách sơ cứu bỏng hoá chất.
  • Bỏng nhẹ thường tự khỏi mà không cần chữa trị. Khi lành, bỏng có thể làm thay đổi sắc tố da, nghĩa là vùng da hồi phục sẽ có màu khác so với xung quanh
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY