Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cấp cứu 5 người trong một gia đình vì ăn nấm hái bên đường

Đi làm về, phát hiện bên vệ đường có một bụi nấm, tưởng là loại nấm chuyên bán ở chợ, một người phụ nữ đã hái về cho cả nhà cùng ăn. Sau 30 phút cả gia đình có biểu hiện ngộ độc và được người dân đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Chiều ngày 15/2, thông tin từ khoa chống độc (bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an) cho biết, bệnh viện này vừa tiếp nhận cấp cứu cho một gia đình 5 người bị ngộ độc do ăn phải nấm có độc.

Năm người nói trên là gia đình chị hoàng thị t. (43 tuổi), trú xã lăng thành, huyện yên thành (nghệ an). theo chị t, trước đó chị đi làm về thì phát hiện một bụi nấm mọc ven đường. thấy bụi nấm rất đẹp, giống với nấm mà họ bán ngoài chợ nên chị đã hái về nhà nấu ăn.

Sau khi chế biến, 5 người gồm vợ chồng chị T. và 3 con trai đều ăn nấm. Tuy nhiên khoảng 30 phút sau, cả gia đình chị T. bắt đầu xuất hiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn dữ dội.

Gia đình chị t. sau đó được mọi người đưa đi bệnh viện cấp cứu tại khoa chống độc của bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an.

Theo đó, loại nấm mà chị t. và gia đình đã ăn phải là loại nấm độc inocybe fastigiata (nấm mũ khía nâu xám). cây nấm gồm hai bộ phận chính gồm: thể sợi (phần nằm sâu dưới lòng đất) và thể quả (gồm thân nấm, mũ nấm). bộ phận độc của nấm nằm ở phần thể quả.

Một số loài nấm có thể có hàm lượng độc tố thay đổi theo mùa. trong quá trình sinh trưởng (nấm non hay nấm trưởng thành), trong môi trường đất đai thổ nhưỡng khác nhau…có thể gặp trường hợp ăn cùng một loài nấm nhưng có lúc bị ngộ độc, có lúc không.

Đối với nấm có họ hàng gần nhau thường rất khó phân biệt theo hình dạng, màu sắc bên ngoài ngay cả đối với những người có kinh nghiệm thường hái nấm rừng về ăn. việc xác định loài nấm chủ yếu phải nghiên cứu đặc điểm hình thái của mũ, phiến, cuống nấm và phân biệt theo đặc điểm của bào tử nấm.

Về phương diện y học, người ta chia nấm độc theo thành phần độc tố có trong nấm hoặc theo thời gian tác dụng. ngộ độc nấm có thể xảy ra do người hái lượm xác định nhầm một loài độc là ăn được, mặc dù nhiều trường hợp là cố ý ăn phải.

Được biết, sau khi được cấp cứu điều trị, hiện sức khỏe của gia đình chị t. đã ổn định và được xuất viện về nhà tiếp tục theo dõi.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/cap-cuu-5-nguoi-trong-mot-gia-dinh-vi-an-nam-hai-ben-duong-5709848.html)

Tin cùng nội dung

  • Cử tri các tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Hưng Yên, Nam Định, Tiền Giang đề nghị Bộ Y tế xem xét, điều chỉnh lại quy định về thủ tục chuyển viện trong trường hợp bệnh nhân nhập viện cấp cứu, bởi hiện nay nếu không có giấy chuyến viện của nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thì bệnh nhân sẽ phải đóng 50% viện phí.
  • Những ngày giáp tết, Mangyte.vn nhận được rất nhiều câu hỏi về việc khám chữa bệnh trong những ngày tết, số điện thoại cấp cứu và lịch nghỉ tết của các bệnh viện. Chúng tôi xin giải đáp chung như sau:
  • Chào Mangyte, Chồng tôi mới đi ăn đám cưới về, bị đau bụng. Anh đã đến phòng khám gần nhà lấy Thu*c uống rồi, có đỡ một chút nhưng chưa hết, chắc ngày mai phải vô bệnh viện kiểm tra lại. Tôi tính đưa anh đến BV Cấp cứu Trưng Vương, như vậy phải đem theo bao nhiêu tiền? Chồng tôi có BHYT. Cảm ơn Mangyte! (Bích Trâm – TPHCM)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY