Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Ăn lẩu nhúng 5 loại rau này vào chẳng khác gì rước thạch tín vào người, biết mà tránh kẻo hại vô cùng

Thói quen của nhiều người khi ăn lẩu là cho tất cả mọi thứ vào nhúng ăn cùng mà không cần biết chúng có hợp với nhau hay không, điều này rất dễ gây ngộ độc.

Từ lâu, món lẩu là món ăn ưa thích của rất nhiều người Việt, nhất là trong những ngày trời lạnh. Đơn giản vì trong cái thời tiết se lạnh, còn gì hạnh phúc hơn được quây quần cùng người thân bên một nồi lẩu ấm nóng, xì xụp những món đồ nhúng đa dạng.

Lẩu ngày nay đã có nhiều biến thể, thêm mới rất nhiều loại thịt và các viên nhúng lẩu nhưng tuyệt nhiên không bao giờ thiếu rau. Thậm chí các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyên nên ăn nhiều rau để món lẩu đảm bảo dinh dưỡng đa dạng và giải nhiệt, trừ nóng. Tuy nhiên, rau xanh ăn lẩu không phải cứ kết hợp tùy hứng là được mà khi ăn tốt nhất nên chọn lọc để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Dưới đây là 5 loại rau mà các chuyên gia khuyên bạn nên cân nhắc sử dụng khi ăn lẩu.

1. Mồng tơi không nên ăn với lẩu bò

Ảnh minh hoạ.

Món rau mồng tơi không chỉ xào, nấu canh ngon mà khi dùng nhúng lẩu cũng có vị ngọt, rất dễ ăn. Tuy nhiên, mồng tơi chỉ nên ăn cùng hải sản, riêu cua thường sử dụng mồng tơi ăn kèm sẽ rất hợp vị. Ngược lại, nếu bạn nấu lẩu bò thì đừng nên thêm mồng tơi vào rau ăn lẩu.

Bởi mồng tơi khi ăn cùng thịt bò rất dễ khiến bạn bị đau bụng, nhẹ thì đầy bụng, khó tiêu nặng có thể gây ra táo bón.

2. Giá đỗ không ăn cùng lẩu riêu cua bò

Giá đỗ cũng là loại rau ngon, giải nhiệt cho cơ thể vô cùng tốt. Món giá đỗ rất thông dụng trong các món xào, nấu canh và ăn sống. Giá đỗ lại nhanh chín nên để nhúng lẩu dường như là lựa chọn tuyệt vời. Nhưng với lẩu riêu cua, bạn không nên dùng giá đỗ để nhúng kèm bởi nó tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc rất cao.

Lý do là do giá đỗ được nảy mầm trong nhiệt độ 30-35 độ C. Vì vậy trong giá đỗ có rất nhiều vi sinh vật, nếu không được rửa sạch đã ăn sống hoặc chỉ chần trong nước lẩu, sẽ rất dễ gây ách bụng, khó chịu.

3. Rau kinh giới kỵ ăn chung với lẩu gà

Theo y học cổ truyền món rau kinh giới có tính cay nóng, tân tán còn thịt gà lại thuộc phong mộc, có tính can ôn, nếu ăn chung kinh giới với thịt gà thì hai loại thực phẩm tương khắc này có thể khiến bạn chóng mặt, ù tai thậm chí run rẩy toàn thân, ngứa ngáy khó chịu. Nếu muốn cho kinh giới vào ăn lẩu, hãy kết hợp với các loại thịt, hải sản khác không phải gà.

Nhưng riêng với món lẩu gà, bạn nên ăn cùng bắp chuối, rau đắng, rau muống, bông súng, nấm tươi, ngải cứu là hợp vị nhất. Tuy nhiên, rau ngải cứu khi đã bỏ chung vào nồi lẩu gà cũng không nên cho phụ nữ có thai ăn, bởi dễ gây sảy thai.

4. Cà chua, khoai lang và khoai tây với lẩu hải sản

Khi ăn lẩu người ta hay cho cà chua, khoai lang, khoai tây là những món được nhiều người cho vào lẩu để tạo màu sắc đẹp, tạo vị cho nước lẩu một cách tự nhiên, không cần đến các gia vị tổng hợp khác.

Tuy nhiên, khi ăn lẩu hải sản bạn không nên kết hợp với những loại rau củ chứa nhiều vitamin C, thường có trong cà chua, khoai lang, bởi vì asen pentavenlent có trong hải sản sẽ chuyển hóa trở thành asen trioxide – người ta thường gọi bằng tên dễ hiểu thạch tín có thể gây ngộ độc thạch tín cấp tính, nếu ăn nhiều có thể nguy hiểm tới tính mạng.

5. Nấm lạ không ăn cùng lẩu

Nấm thường được mọi người dùng để ăn lẩu vì có vị giòn ngon, mùi thơm đặc trưng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, chỉ nên dùng các loại nấm quen thuộc để nhúng như kim châm, đùi gà, thủy tinh, nấm hải sản, nấm rơm… không hái nấm lạ về dùng trong bữa ăn cho gia đình. Với những loại nấm lạ không rõ nguồn gốc dễ gây ngộ độc rất nguy hiểm.

Ăn lẩu như thế nào an toàn cho sức khỏe?

Món lẩu là thực phẩm lý tưởng khi thời tiết trở lạnh nhưng khi ăn bạn nên lưu ý những điều sau đây:

- Để dạ dày hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn bạn nên ăn lẩu theo thứ tự: Đầu tiên bạn nên uống một chút nước lọc, sau đó là ăn rau, cuối cùng mới đến ăn thịt.

- Bạn nên tránh ăn thịt tái sống, đặc biệt là nội tạng động vật thì càng cần nấu chín kỹ.

- Tránh uống nhiều nước lẩu: Nước lẩu có thể coi là "tinh túy" của rau, thịt... cũng vì vậy mà lẩu rất giàu chất béo và cholesterol, sử dụng quá nhiều nước lẩu có thể làm tăng nguy cơ bệnh gút và tăng axit uric máu.

- Khoang miệng, niêm mạc dạ dày và thực quản chỉ có thể chịu đựng được độ nóng cao nhất là 50 - 60 độ C vì thế trong quá trình ăn, nên gắp những đồ ăn đã chín ra bát để nguội bớt rồi mới từ từ thưởng thức.

- Tránh ăn thực phẩm nhúng lẩu chưa chín kỹ bởi thực phẩm tươi sống và tái chưa thể tiêu diệt được hết vi khuẩn và ký sinh trùng, dễ gây nhiễm trùng đường tiêu hóa.

- Chỉ nên ăn lẩu trong vòng 2 giờ trở lại vì nếu ăn lâu sẽ khiến dạ dày của bạn phải làm việc liên tục, các dịch vị dạ dày, dịch mật, tụy phải tiết ra nhiều, liên tục để xử lý lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Nếu ăn lâu dễ gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa... Ngoài ra chỉ nên ăn lẩu 1 tuần/lần.

- Không nên dùng đi dùng lại nước lẩu cho những lần ăn kế tiếp bởi nước lẩu đun quá lâu sẽ khiến vitamin bị phân hủy, chất béo khi đó là bão hòa, gây hại cho cơ thể.

Theo SHTT&ST

Link bài gốc Lấy link

https://sohuutritue.net.vn/an-lau-nhung-5-loai-rau-nay-vao-chang-khac-gi-ruoc-thach-tin-vao-nguoi-biet-ma-tranh-keo-hai-vo-cung-d200212.html

Theo SHTT&ST

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/an-lau-nhung-5-loai-rau-nay-vao-chang-khac-gi-ruoc-thach-tin-vao-nguoi-biet-ma-tranh-keo-hai-vo-cung/20240106082256403)

Tin cùng nội dung

  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY