Sức khỏe hôm nay

Cấp cứu đuối nước, cần làm gì?

Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước. Vì vậy, trẻ đuối nước ở ao, hồ, sông suối đang là vấn đề đáng báo động đối với gia đình, nhà trường và xã hội, cần có biện pháp phòng ngừa.

Trẻ đuối nước: chuyện khổ lắm, biết rồi, vẫn phải nhắc lại

Cứ mỗi dịp mùa hè đến, khi học sinh được nghỉ học, tình trạng trẻ em bị đuối nước lại có chiều hướng gia tăng. Nhiều vụ đuối nước do trẻ tắm ở ao, hồ, sông, suối không có sự giám sát của người lớn đã xảy ra một cách thương tâm. Vụ đuối nước vừa xảy ra trên địa bàn Hà Nội khiến 2 học sinh thiệt mạng là một ví dụ điển hình, rồi đến 8 em học sinh ở Nam Định bị đuối nước. Người dân khi nghe tiếng kêu cứu đã cứu được 7 em, còn 1 em mất tích mới tìm thấy xác... Ở nước ta, theo thống kê thì tỷ lệ đuối nước chiếm khá cao trong các loại thương tích ở trẻ, đặc biệt đuối nước xảy ra vào những tháng các cháu nghỉ hè do ít được quan tâm của gia đình hoặc nhà trường. Trẻ ch*t đuối xảy ra bất cứ lúc nào và bất cứ đâu chỉ cần lơ là là mọi chuyện có thể xảy ra một cách đáng tiếc. Trẻ đuối nước có liên quan đến gia đình, nhà trường và xã hội cũng như đặc điểm thời tiết khí hậu, địa lý của nước ta. Đặc biệt, vùng đồng bằng sông Cửu Long nước ta do kênh rạch chằng chịt, mùa nước nổi, mùa mưa lũ là nguyên nhân gây hiện tượng đuối nước gia tăng, đặc biệt là trẻ em. Ngoài ra, những gia đình có điều kiện thì vào dịp hè thường cho con em mình đi tắm biển nhưng nếu thiếu sự kèm cặp của gia đình thì T*i n*n đuối nước cũng luôn rình rập. Ở những vùng miền núi thường có các suối sâu, thậm chí vực thẳm là những nơi thu hút trẻ đến tắm, rửa, đùa nghịch nên cũng hay xảy ra đuối nước. Vùng nông thôn, thành thị, đặc biệt là các địa phương đang đô thị hóa có nhiều ao, hồ mới xuất hiện kích thích sự tò mò trẻ đến tắm, bơi. Một nguyên nhân cũng thường gặp ở nước ta là một số gia đình vì phải lo mưu sinh hoặc đông con không kiểm soát được để trẻ tự do bơi lội dẫn đến đuối nước một cách bất ngờ.

Cần phải làm gì? Bất kỳ ai nếu thấy có người bị đuối nước cần kêu gọi mọi người cùng giúp sức để nhanh chóng đưa người đuối nước lên bờ càng nhanh càng tốt. Nếu người không biết bơi mà nước sâu thì cần phải hết sức cẩn thận, nếu vội vàng nhảy xuống để cứu người bị đuối nước, đôi khi ngay cả bản thân mình cũng không thoát ra được. Trong trường hợp này nếu có một chiếc sào, gậy hoặc sợi dây dài quẳng ra vị trí người đuối nước đang chơi vơi để họ bám vào rồi kéo thật nhanh đưa lên bờ. Nếu người biết bơi thì nhanh chóng xuống nước để kéo người bị hại lên bờ (nắm tóc, áo, quần, tay, chân ...).

Khi đã lên khỏi mặt nước thì cần tát vào má nạn nhân vài tát để gây phản xạ hồi tỉnh. Ngay sau đó cần nhanh chóng đưa nạn nhân lên bờ hay lên thuyền, đặt nạn nhân đầu nghiêng sang một bên cho nước trong miệng, họng, phổi chảy ra. Tại đây cần cởi quần áo ướt của nạn nhân rồi hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt càng nhanh càng tốt (nếu có người khác hỗ trợ thì càng thuận lợi). Nên nhớ rằng cấp cứu ban đầu là hết sức quan trọng, chạy đua với tử thần. Tiến hành bằng cách dùng hai ngón tay (ngón cái và ngón trỏ) bịt mũi nạn nhân và hà hơi trực tiếp vào miệng, đồng thời dùng gạc, khăn móc hết đờm, dãi trong mồm để khai thông đường thở.

Nếu sờ tay vào động mạch cổ thấy không đập thì phải xoa bóp tim ngoài lồng ngực bằng cách dùng hai tay chồng lên nhau rồi đặt lên lồng ngực ép lồng ngực. Nếu chỉ có một người làm cấp cứu thì cứ 2- 3 lần hà hơi thì ép lồng ngực 10 - 15 nhịp. Trong trường hợp có 2 người cùng cấp cứu thì một người hà hơi, người kia xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Phải kiên trì thực hiện cho đến khi nạn nhân thở được, mạch đập trở lại. Khi thấy nạn nhân đã tỉnh, thở được, mạch đập trở lại thì kê cao vùng vai bệnh nhân để đề phòng ngạt trở lại do đờm, dãi, chất nôn gây ra. Chỉ được ngừng hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực khi đã sau hai giờ mà không thấy hy vọng gì. Ngược lại, khi hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực có kết quả thì khẩn trương gọi xe cấp cứu ngay để cùng hỗ trợ và chuyển đến bệnh viện điều trị kịp thời khi nạn nhân tỉnh lại.

Biện pháp phòng đuối nước

Trong kỳ nghỉ hè nếu không có sự giám sát của gia đình thì nguy cơ đuối nước luôn rình rập các em. Trong thời gian này, việc giáo dục trẻ và ngăn chặn không để trẻ tắm sông, suối, ao, hồ gây đuối nước càng trở nên cấp bách. Cần tuyên truyền rộng khắp cho toàn dân những vùng có nguy cơ cao đuối nước để tuân thủ các nguyên tắc phòng đuối nước như cấm trẻ chơi đùa, tắm ở vùng ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch mà không có người lớn kèm cặp.

ThS. BS. Mai Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cap-cuu-duoi-nuoc-can-lam-gi-627.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte ơi, Xin cho tôi hỏi Tết nguyên đán có bệnh viện nào nhận khám chữa bệnh không? Mong Mangyte giới thiệu giúp tôi. Cảm ơn rất nhiều. (Đài Trang - Tây Ninh) BS ơi, sức khỏe bà tôi dạo này không được tốt, thường xuyên nhập viện cấp cứu. Đợt này nghỉ Tết tôi lo lắm, không biết có còn bệnh viện nào làm việc không? Xin Mangyte tư vấn một vài số điện thoại cấp cứu để gọi khi cần. Chân thành cảm ơn. (Hoàng Mai - Quận 6,TPHCM)
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Cử tri các tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Hưng Yên, Nam Định, Tiền Giang đề nghị Bộ Y tế xem xét, điều chỉnh lại quy định về thủ tục chuyển viện trong trường hợp bệnh nhân nhập viện cấp cứu, bởi hiện nay nếu không có giấy chuyến viện của nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thì bệnh nhân sẽ phải đóng 50% viện phí.
  • Những ngày giáp tết, Mangyte.vn nhận được rất nhiều câu hỏi về việc khám chữa bệnh trong những ngày tết, số điện thoại cấp cứu và lịch nghỉ tết của các bệnh viện. Chúng tôi xin giải đáp chung như sau:
  • Chào Mangyte, Chồng tôi mới đi ăn đám cưới về, bị đau bụng. Anh đã đến phòng khám gần nhà lấy Thu*c uống rồi, có đỡ một chút nhưng chưa hết, chắc ngày mai phải vô bệnh viện kiểm tra lại. Tôi tính đưa anh đến BV Cấp cứu Trưng Vương, như vậy phải đem theo bao nhiêu tiền? Chồng tôi có BHYT. Cảm ơn Mangyte! (Bích Trâm – TPHCM)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY