Sức khỏe hôm nay

Cách phát hiện nhiễm sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh cha mẹ cần đọc ngay và luôn

Trong những ngày này, người dân Thủ đô Hà nội đang sống trong nỗi sợ hãi về bệnh sốt xuất huyết. Mỗi tuần, tại thủ đô ghi nhận hơn 1000 ca nhiễm sốt xuất huyết với hàng tram ổ dịch nằm rải rác tại các quân huyện.

Hơn nữa, nếu gia đình có trẻ sơ sinh, chắc chắn bạn sẽ lo lắng khi nghĩ đến khả năng con mình mắc bệnh sốt xuất huyết.

Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã tiếp nhận 3 ca nhiễm sốt xuất huyết là trẻ sơ sinh, một bé 4 ngày tuổi, một bé 7 ngày tuổi và một bé 16 ngày tuổi. Các bé bị nhiễm bệnh khi dịch sốt xuất huyết đang vào cao điểm tại Hà nội. Đây được cho là các trường hợp cực hiếm tại Việt Nam và trên Thế giới.

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh cần chú ý

Sốt và bú kém là hai biểu hiện sớm và thường gặp ở trẻ sơ sinh bị nhiễm sốt xuất huyết. Trẻ sơ sinh thường khởi phát bệnh sốt xuất huyết với sốt cao đột ngột, trước đó trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, thời gian sốt từ 2- 7 ngày, kèm theo biểu hiện đỏ bừng mặt, da xung huyết, đau nhức cơ, đau khớp , đau đầu.

Sốt và bú kém là hai biểu hiện sớm và thường gặp ở trẻ sơ sinh bị nhiễm sốt xuất huyết.

Trong một số trường hợp, sốt kèm đau họng, viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Ở trẻ mới sinh có thể kèm triệu chứng ho sổ mũi hay tiêu chảy. Vào thời điểm này, những triệu chứng bệnh thường không đặc hiệu, không thể phân biệt với các loại virus khác.

Tiếp theo đó, trẻ có thể biểu hiện xuất huyết như chấm xuất huyết (những chấm đỏ không biến mất khi ấn vào), thường ở cẳng tay, cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng. Trẻ cũng có thể xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu răng, đi đại tiện ra máu. Gan có thể to sau vài ngày.

Từ ngày thứ 3-7 của bệnh, trẻ bắt đầu hạ sốt 37.5-38 độ hoặc thấp hơn, một số trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu như lừ đừ, mệt mỏi, nôn nhiều, đau bụng, xuất huyết niêm mạc, gan to.

Đặc biệt, một số trường hợp diễn biến đến sốc sốt xuất huyết với biểu hiện chân tay lạnh,mạch nhanh nhẹ, huyết áp kẹp không đo được. Tất cả những trường hợp trên phải nhập viện cấp cứu ngay.

Làm thế nào để đối phó với các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết?

Nếu em bé của bạn bị phát ban trên cơ thể kèm theo sốt, bạn nên đề phòng. Cùng với hai dấu hiệu này, nếu con bạn kêu đau cơ thể, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Cho đến thời điểm này, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị. Các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc giúp bạn chống lại các triệu chứng và sốt, giúp chữa bệnh sốt xuất huyết.

Nếu em bé của bạn bị phát ban trên cơ thể kèm theo sốt, bạn nên đề phòng.

Lưu ý không cho trẻ uống thuốc chống viêm vì nó sẽ ảnh hưởng đến tiểu cầu trong máu của bé. Đưa trẻ đến bệnh viện ngay để chúng được điều trị càng sớm càng tốt

Làm thế nào để phòng chống sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Tin tốt là, nó có thể được ngăn chặn bằng các biện pháp phòng ngừa hiện có. Nếu bạn cẩn thận một chút, bạn sẽ giữ cho mình và em bé khỏi bị nhiễm trùng.

Mục tiêu chính là để đuổi muỗi tránh xa những người thân yêu trong gia đình. Đảm bảo rằng không có nước tích tụ ở bất cứ đâu trong nhà

Sử dụng thuốc chống muỗi trong nhà an toàn cho trẻ sơ sinh. Sử dụng lưới cho cửa ra vào và cửa sổ, đồng thời đóng tất cả các cửa ra vào và cửa sổ không có lưới chắn.

Cho trẻ mặc áo dài tay, tất, giày và quần dài mỗi khi ra ngoài. Sử dụng màn chống muỗi vào ban đêm và nếu cần, hãy bật điều hòa để đuổi muỗi.

Xem thêm: Vi khuẩn Salmonella gây tử vong ở Nha Trang: Cách phát hiện thực phẩm có nguy cơ ngộ độc

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/cach-phat-hien-nhiem-sot-xuat-huyet-o-tre-so-sinh-cha-me-can-doc-ngay-va-luon-36602/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY