Bài thuốc dân gian hôm nay

Các bài Thuốc giải biểu

I. Các bài Thuốc tân ôn giải biểu Các bài Thuốc tân ôn giải biểu có tác dụng phát tán phong hàn chữa các chứng bệnh gây do ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh, phát sốt, đầu, gáy cứng, đau chân tay, mình đau mỏi, miệng không khát, có mồ hôi hay không có mồ hôi rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phủ khẩn hay phù hoãn.

Bài 1: MA HOÀNG THANG

Ma hoàng 6g Hạnh nhân 8g
Quế chi 4g Cam thảo 4g

Cách dùng: sắc uống - sắc vị Ma hoàng trước, đun sôi thì vớt bỏ bọt (tránh bị khô họng) sau đó cho các vị Thuốc khác sắc từ 15 - 30 phút. Uống làm hai lần trong ngày. Khi uống Thuốc xong thì ăn cháo hành, đắp chăn ấm, ra mồ hôi râm rấp là tốt.

Tác dụng: phát hàn giải biểu, tuyên phế bình xuyên.

Ứng dụng lâm sàng:

Chữa cảm mạo phong hàn biểu thực: sợ lạnh, phát sốt, đau đầu, mình, không có mồ hôi, mạch phù khấn.

Chữa chứng cảm mạo do lạnh: ngạt mũi, chạy nước mũi, ho xuyễn, đờm nhiều. Dùng bài này bỏ quế chi gọi là bài Tam ấu thang.

Chữa chứng ngoại cảm, phong hàn kèm theo đau nhức các khớp; dùng bài này thêm Bạch truật có tác dụng trừ thấp gọi là bài Ma hoàng gia Bạch truật thang.

Hiện nay dùng bài này chữa cảm mạo, cúm thể biểu thực (không ra mồ hôi), viêm phế quản mạn tính, hen phế quản.

Phân tích bài Thuốc: Ma hoàng có tác dụng phát hãn giải biểu, chữa ho xuyên là quân; Quế chi làm cho tăng tác dụng ra mồ hôi của Ma hoàng là thần; Hạnh nhân tuyên phế khí chữa ho xuyên là tá; Cam thảo điều hòa, hạn chế tác dụng ra mồ hôi quá mạnh của Ma hoàng là sứ.

Bài 2: ĐẠI THANH LONG THANG (Giải biểu trừ phiên thang)

Ma hoàng 12g Thạch cao 12g
Quế chi 4g Trích cam thảo 4g
Sinh khương 8g Đại táo 4 quả
Hạnh nhân 8g

Cách dùng. sắc - ngày uống 3 lần.

Tác dụng: phát hãn giải biểu, thanh nhiệt, trừ phiền.

Ứng dụng lâm sàng: chữa chứng cảm mạo phong hàn, không có mồ hôi kèm thêm phiền táo, rêu lưỡi hơi vàng.

Chữa: bệnh viêm cầu thận, di ứng do lạnh: phù từ lưng trở lên, phù mí mắt, sợ gió, hơi sốt, miệng khát (Y học cổ truyền gọi là chứng phù do phong thủy). Dùng bài này bỏ Hạnh nhân, Quế chi thêm Bạch truật gọi là bài Việt tỳ thang.

Bài 3: TIỂU THANH LONG THANG (Giải biểu hóa âm thang)

Ma hoàng 4g Ngũ vị tử 4g
Quế chi 4g Trích cam thảo 4g
Bạch thược 6g Bán hạ chế 12g
Tế tân 4g Can khương 4g

Cách dùng: sắc - ngày chia làm 3 lần uống.

Tác dụng: giải biểu tán hàn, ôm phế hóa ấm.

Ứng dụng lâm sàng:

chữa chứng cảm mạo phong hàn không có mồ hôi, ho đờm nhiều, hơi suyễn, ngạt mũi.

Chữa bệnh viêm mũi dị ứng do lạnh; viêm phế quản mạn tính, hen phế quản mạn tính; suy hô hấp ở người già do phế khí thũng.

Phân tích bài Thuốc : Ma hoàng, Quế chi: phát hãn giải biểu, chữa ho xuyên, Bạch thược cùng Quế chi điều hòa dinh vệ, Can khương, Tế tân ôn tán thủy ẩm, Tán phong hãn, bán hạ trừ đàm, Ngũ vị tử liễm phế chữa lao, Cam thảo điều hòa tác dụng của Ma hoàng, Quế chi, Can khương và Tế tân.

Bài 4: QUẾ CHI THANG

Bạch thược 12g Đại táo 4 quả
Quế chi 12g Cam thảo 0,5g
Gừng sống 4g

Cách dùng: sắc uống làm 3 lần trong ngày; uống xong ăn cháo nóng, mùa đông đắp chăn ấm cho ra mồ hôi râm rấp.

Tác dụng: giải cơ phát biểu, điều hòa dinh vệ.

Ứng dụng lâm sàng:

Chữa chứng phong hàn biểu hư: phát sốt, đau đầu, ra mồ hôi, sợ gió, ngạt mũi hay chảy nước mũi trong, không khát, rêu lưỡi trắng, mạch phù hoan (chứng cảm mạo do lạnh có ra mồ hôi).

Chứng nôn do có thai vì dinh vệ không điều hòa.

Cảm mạo phong hàn kèm thêm hen xuyễn, dùng bài này gia thêm Hậu phác, Hạnh nhân là các vị Thuốc chữa hen xuyên gọi là bài Quế chi gia Hậu phác, Hạnh nhân thang.

Chứng cảm mạo do lạnh kèm vai gáy cứng đau, gia thêm vị cát căn có tác dụng đưa tân dịch đi lên gọi là bài Quế chi gia cát căn thang.

Chứng đau các khớp do phong, hàn, thấp (viêm khớp dạng thấp) dùng bài Quế chi thang có tác dụng khu phong tán hàn, ôn thông kinh lạc gia thêm các Thuốc trừ phong thấp như khuông hoạt, phòng phong v.v...

Phân tích bài Thuốc: quế chi giải cơ biểu, thông đường khí là quân, Bạch thược lâm mồ hôi hòa dinh là thần; Sinh khuông giúp cho Quế chi phát tán phong hàn, Đại táo giúp cho Quế chi, Bạch thược điều hòa dinh vệ là tá; Cam thảo điều hòa các vị Thuốc là sứ.

Bài 5: HƯƠNG TÔ TÁN

Hương phụ 80g Trần bì 40g
Lá tía tô 80g Cam thảo 20g

Cách dùng: tán thành bột nhỏ, uống 12g/ngày 1 lần. Hiện nay có thể dùng Thuốc sắc liều lượng thích hợp

Tác dụng: phát hãn giải biểu, lý khí hư trung.

Ứng dụng lâm sàng: chữa chứng ngoại cảm phong hàn kèm thêm khí trệ: sợ lạnh, phát sốt, đau đầu không có mồ hôi, ngực bụng đầy tức không muốn ăn, rêu lưỡi trắng, mạch phù.

Phân tích bài Thuốc: tía tô vị cay, ấm, thơm, có tác dụng phát tán ngoại tà kèm thêm tác dụng lý khí chữa các chứng đầy trướng do khí trệ là quân; Hương phụ ly khí hành trệ, chữa đầy bụng, tức ngực là thần; Trần bì giúp cho Hương phụ tăng tác dụng hành khí là tá; Cam thảo điều hòa các vị Thuốc là sứ.

Bài 6: CỬU VỊ KHƯƠNG HOẠT THANG (Cửu vị khuông hoạt thắng thấp thang)

Khuông hoạt 6g Bạch chỉ 4g
Phòng phong 6g Sinh địa 4g
Trương truật 6g Hoàng cầm 4g
Tế tân 2g Cam thảo 4g
Xuyên khung 4g

Cách dùng: cho thêm gừng sống 2 lát, hành 3 củ sắc uống.

Tác dụng: phát hãn trừ thấp, thanh lý nhiệt.

Ứng dụng lâm sàng:

Chữa chứng ngoại cảm hàn và thấp: sợ lạnh, phát sốt, đau đầu, không ra mô hôi, chân tay mình đau mỏi, miệng đắng, hơi khát, rêu lưỡi trắng trơn, mạch phù khẩn. Bài này chữa chứng cảm mạo bốn mùa kèm thêm chứng thấp (mình chân tay đau mỏi rêu lưỡi trơn) .

Chữa viêm khớp dạng thấp có sưng, nóng, đỏ, đau.

Phân tích bài Thuốc: Khương hoạt phát tán phong hàn, phong thấp là quân; Thương truật, Phòng phong giúp cho Khương hoạt trừ phong, thắng thấp trừ đau là thần; Tế tân, Xuyên khung; Bạch chỉ trừ phong tán hàn, hành khí, hoạt huyết, chữa đau đầu, đau mình; Sinh địa, Hoàng cầm thanh lý nhiệt và hạn chế tác dụng cay thơm làm tổn hại đến tân dịch của các vị Thương truật, Tế tân là tá; Cam thảo điều hòa các vị Thuốc là sứ.

II. Các bài Thuốc tân lương giải biểu

Các bài Thuốc tân lương giải biểu có tác dụng phát tán phong nhiệt dùng để chữa các chứng bệnh gây ra do ngoại cảm phong nhiệt: phát sốt, đau đầu, hơi sợ gió, sợ lạnh, miệng khát, họng đau, ho, rêu lưỡi trắng hay hơi vàng, mạch phù sác. Các bài Thuốc phát tán phong nhiệt thường được dùng để chữa bệnh cảm mạo có sốt, bệnh truyền nhiễm ở giai đoạn đầu (viêm long khởi phát) bệnh thấp khớp cấp v.v...

Bài 1 : BỘT KINH GIỚI VÀ THẠCH CAO.

Kinh giới


600g


Phác tiêu


160g


Bạc hà


600g


Phèn chua phi


310g


Thạch cao


600g


Cách dùng: tán thành bột nhỏ mịn, đóng gói 4g, ngày uống 1 gói chia làm hai lần, uống với sôi để nguội.

Tác dụng: giải biểu thanh nhiệt.

Ứng dụng lâm sàng: chữa cảm có sốt.

Phân tích bài Thuốc: Kinh giới, Bạc hà phát tán phong nhiệt; Thạch cao, Phác tiêu: thanh nhiệt tả hỏa; Phèn chua phi: từ đàm thấp.

Bài 2 : BÀI Thuốc CHỮA CÚM

Cát căn


20g


Cúc hoa


20g


Sài hồ


20g


Khoai lang khô


20g


Rễ sậy


20g


Gừng tươi


6 lát


Cách dùng. tán thành bột mịn, ngày uống 12 g chia làm hai lần với nước sôi để nguội.

Tác dụng: giải biểu thanh nhiệt.

Ứng dụng lâm sàng: chữa cảm mạo, cúm có sốt.

Phân tích bài Thuốc: Cát căn, Sài hồ, Cúc hoa phát tán phong nhiệt; Rễ sậy hạ sốt; gừng phát tán.

Bài 3: TANG CÚC ẨM

Tang diệp


10g


Hạnh nhân


8g


Cúc hoa


4g


Cát cánh


8g


Liên kiều


6g


Cam thảo


4g


Bạc hà


4g


Rễ sậy


10g


Cách dùng: sắc uống, một ngày có thể uống 2 thang.

Tác dụng: giải biểu thanh nhiệt, tuyên phế.

Ứng dụng lâm sàng:

Chữa cảm cúm và giai đoạn đầu các bệnh truyền nhiễm: có ho, sốt ít, miệng hơi khát, rêu lưỡi trắng, mạch phù sác.

Chữa viêm màng tiếp hợp cấp, dùng bài Thuốc này gia thêm: Thảo quyết minh, hạ khô thảo.

Chữa viêm Amidan cấp, dùng bài Thuốc này thêm Ngưu bằng tử, Huyền sâm.

Phân tích bài Thuốc: Tang diệp, Cúc hoa, vị ngọt tính mát có tác dụng sơ tán phong nhiệt, Tang diệp còn có tác dụng thanh nhiệt ở phế là quân; Bạc hà giúp cho Tang diệp, Cúc hoa sơ tán phong nhiệt; Hạnh nhân, Cát cánh chữa ho thông phế khí là thần; Liên kiêu đắng, lạnh thanh nhiệt giải độc, rễ sậy ngọt lạnh hạ sốt sinh tân dịch chỉ khái là tá; Cam thảo điều hòa vị Thuốc cùng với Cát cánh chứa đau họng là sứ.

Bài 4: NGÂN KIỀU TÁN

Kim ngân hoa


40g


Hoa kinh giới


16g


Cát cánh


24g


Đậu xị


20g


Bạc hà


24g


Ngưu bằng tử


24g


Lá tre


16g


Cách dùng: tán thành bột, lấy 24g sắc với nước uống. Bệnh nặng uống 4 lần trong ngày, bệnh nhẹ uống 3 lần trong ngày. Có thể dùng bài này dưới dạng Thuốc sắc, liều lượng thích hợp.

Tác dụng: tân lương thấu biểu, thanh nhiệt giải độc.

Ứng dụng lâm sàng:

Chữa bệnh truyền nhiễm ở giai đoạn đầu: phát sốt, không có mồ hôi hay mồ hôi ra ít, hơi sợ gió, sợ lạnh, đau đầu, miệng khát, ho, đau họng, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, mạch phù sác.

Chữa viêm Amiđan cấp, dị ứng ban chẩn, viêm tuyến mang tai do bệnh quai bị.

Phân tích bài Thuốc: Kim ngân, Liên kiều thanh nhiệt giải độc, vị cay mát phát tán ra ngoài là quân; Bạc hà, Kinh giới, Đậu xị vị cay phát tán biểu tà, làm nhiệt ra ngoài là thần; Cát cánh, Ngưu bằng tử, Cam thảo chữa ho trừ đờm, chữa đau họng ; lá Tre vị ngọt thanh nhiệt sinh tân dịch chữa khát hạ sốt là tá và sứ.

Bài 5: MA HẠNH THẠCH CAM THANG.

Ma hoàng


8g


Hạnh nhân


12g


Trích Cam thảo


6g


Thạch cao


24g


Cách dùng: sắc uống một ngày làm 2 lần. Có thể nấu thành cao lỏng liều thích hợp.

Tác dụng: tuyên tiết uất nhiệt, thanh phế binh suyễn.

Ứng dụng lâm sàng:

Chữa viêm phế quản cấp, hen phế quản, viêm phổi nhất là viêm phổi sau sởi.

Chữa viêm mũi dị ứng, dị ứng nổi ban.

Viêm phế quản mạn tính, dùng bài này gia thêm Bách bộ.

Phân tích bài Thuốc: Ma hoàng phát hãn tuyến phế là quân;Thạch cao thanh tiết thế nhiệt là thần; Hạnh nhân chữa ho là tá, Cam thảo điều hòa tính năng ấm và lạnh của các vị Thuốc là sứ.

Các bài Thuốc KHÁC

Thăng ma Cát cân thang (Thấu chẩn giải biểu thang) gồm các vị Thuốc Thăng ma, Cát căn, Bạch thược, Cam thảo, chữa bệnh sởi thời kỳ đầu, hoặc sởi nhưng không mọc ban ra ngoài: Ho, mắt đỏ, chảy nước mũi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch phù sác. - Các vị Thuốc liêu bằng nhau, tán bột một lần uống 12g sắc với nước. Có thể dùng Thuốc thang liều thích hợp.

Sài căn giải cơ thang: Sài hồ 12g, Cát căn 16g, Cam thảo 4g, Hoàng cầm 12g, Khuông hoạt O,6g, Bạch chỉ 6g, Bạch thược 12g, Cát cánh 4g, Thạch cao 12g.

Chữa cảm mạo, cúm có sốt.

III. Các bài Thuốc phù chính giải biểu

Các bài Thuốc phù chính giải biểu có tác dụng nâng cao chính khí của cơ thể và phát tán ngoại tà.

Nhân chính khí của cơ thể giảm sút, ngoại tà thâm nhập mà gây bệnh; chính khí của cơ gồm âm, dương, khí huyết nên Các bài Thuốc phù chính giải biểu gồm Các bài Thuốc tư âm biểu, trợ dương giải biểu, ích khí giải biểu.

1. Bài Thuốc tư âm giải biểu

Bài : BÀI Thuốc TƯ ÂM GIẢI BIỂU

Do cơ thể người bệnh âm hư, huyết hư; ngoài tà xâm nhập, phải dùng phương pháp tư âm giải biểu dễ chữa. Bài Thuốc được tạo thành do các vị Thuốc bổ âm phối hợp với các Thuốc giải biểu.

Uy di (Ngọc trúc)


12g


Bạch vị


4g


Hành


12g


Bạc hà


6g


Cát cánh


0,6g


Cam thảo


2g


Đậu xi


12g


Đại táo


2 quả


Cách dùng: sắc uống.

Tác dụng: tư âm thanh nhiệt, phát hãn giải biểu.

Ứng dụng lâm sàng:

Chữa chứng âm hư, cảm phải ngoại tà: đau đầu, người sốt, hơi sợ gió, sợ lạnh, không có mồ hôi hoặc ra ít mồ hôi, ho khan, vật vã, miệng khát họng khô, lưỡi đỏ.

Chữa bệnh lao phổi (phế âm hư) bị cảm mạo.

Phân tích bài Thuốc: Ngọc trúc bổ âm sinh tân dịch, tạo điều kiện sinh mồ hôi để phát hãn giải biểu là quân; Hành, Đậu xi, Bạc hà phát hãn giải biểu đưa ngoại tà ra ngoài là thần; Cát cánh tuyên phế chữa ho, đau họng; Bạch vị thanh nhiệt điều hòa phần âm là tá; Cam thảo, Đại táo giúp cho Ngọc trúc tăng tân dịch là sứ.

2. Bài Thuốc trợ dương giải biểu

Cơ thể người bệnh bẩm tố dương hư, ngoại tà xâm nhập phải dùng phương pháp trợ dương giải biểu để chữa. Bài Thuốc được tạo thành do các Thuốc trợ dương như Phụ tử, Nhục quế kết hợp với các Thuốc giải biểu.

Bài: MA HOÀNG PHỤ TỬ TẾ TÂN THANG

Ma hoàng


6g


Phụ tử chế


12g


Tế tân


4g


Cách dùng: sắc chia làm 3 lần uống trong ngày.

Tác dụng: trợ dương giải biểu.

Ứng dụng lâm sàng:

Chữa chứng dương hư bị ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh nhiều, phát sốt hoặc hơi sốt, mạch không phù mà trầm.

Chữa bệnh viêm phế quản mạn tính, hen phế quản thể hàn phối hợp với bài Nhi trần thang (Bán hạ, Trần bì, Phục linh, Cam thảo) để chữa.

Phân tích bài Thuốc: Ma hoàng tán hàn giải biểu là quân; Phụ tử ôn kinh tán hàn trợ dương là thần; Tế tân giúp cho Ma hoàng giải biểu, giúp cho Phụ tử ôn kinh tán hàn là tá và sứ.

3. Bài Thuốc ích khí giải biểu:

Cơ thể người bệnh khí hư gặp phải ngoại tà xâm nhập gây ra bệnh phải dùng phương pháp ích khí giải biểu để chữa. Bài Thuốc được tạo thành do các Thuốc bổ khí như: Đẳng sâm. Bạch truật v.v.. kết hợp với Thuốc giải biểu.

Bài: BẠI ĐỘC TÁN

(Nếu dùng Nhân sâm trong bài gọi là Nhân sâm bại độc tán).

Sài hồ, Tiên hồ, Xuyên khung, Chỉ xác, Khuông hoạt, Độc hoạt, Phục linh, Cát cánh, Đẳng sâm (mỗi thứ 40g), Cam thảo 20g.

Cách dùng: tán thành bột mịn, mỗi lần uống 8g, người lớn có thể dùng liều cao hơn. Có thể dùng Thuốc sắc liều thích hợp.

Tác dụng: ích khí, giải biểu, khu phong, trừ thấp

Ứng dụng lâm sàng:

Chữa chứng khí hư bị ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh, phát sốt, không ra mồ hôi, đầu gáy cứng đau, chân tay mình nhức mỏi, ngạt mũi, tiếng nặng, ho có đờm, rêu lưỡi trắng dính, mạch phù.

Chữa nhọt lúc bắt đầu viêm, cảm nho phong hàn bỏ Đẳng sâm gia thêm Kinh giới, Phong phong gọi là bài Kinh phong bại độc tán.

Chữa viêm tấy, mụn nhọt dùng bài này bỏ Đẳng sâm gia Liên kiêu, Kim ngân hoa gọi là bài Ngân Kiêu bại độc tán.

Chữa viêm khớp do viêm khớp dạng thấp.

Phân tích bài Thuốc: Khương hoạt, Độc hoạt giải biểu tán phong, hàn, thấp, Xuyên khung giúp cho Khương hoạt, Độc hoạt trừ đau; Đẳng sâm ích khí kiện tỳ; Phục linh thẩm thấp hóa đờm; Trên hồ, Cát cánh, Chỉ xác chữa tức ngực, ho, hóa đàm; Sài hồ, Bạc hà giải biểu; Cam thảo điều hòa các vị Thuốc.

Bài: SÂM TÔ TÁN

Đảng sâm, Tía tô, Cát căn, Trên hồ, Bán hạ chế, Phục linh (mỗi vị 8g), Trần bì, Cam thảo, Cát cánh, Chỉ xác, Mộc hương (mỗi vi 20g).

Tán nhỏ thành bột, mỗi lần uống 16g, bọc sắc lấy nước chữa chứng cơ thể suy nhược bị cảm mạo do lạnh, có ho và đờm nhiêu. Bài Bại độc ẩm và bài Sâm tô tán đều chữa chứng suy nhược cơ thể bị cảm mạo do lạnh, nhưng bài Bại độc ẩm có tác dụng lý khí hóa đàm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cac-bai-thuoc-giai-bieu-195.html)

Tin cùng nội dung

  • Suy dinh dưỡng trẻ em, Đông y gọi là cam tích. Nguyên nhân thường gặp là do trẻ ăn uống không điều độ, (cai sữa quá sớm, ăn nhiều chất ngọt hoặc béo quá, no hoặc đói thất thường), làm tỳ vị bị tổn thương, do chăm sóc không đúng cách, hoặc không phù hợp với các giai đoạn phát triển S*nh l* của trẻ nhỏ, làm nguyên khí hao tổn, tân dịch bị tổn thương.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Các bài Thuốc trừ phong dùng để chữa các chứng bệnh do nội phong và ngoại phong gây ra.
  • Thuốc tả hạ là những bài Thuốc có tác dụng làm thông đại tiện: bài trừ tích trệ ở trường vị, trừ thực nhiệt, trục thủy âm do tích trệ ở tỳ vị, thực nhiệt kẽ ở bên trong, ứ nước, hàn tích và táo bón gây ra bệnh.
  • Các bài Thuốc hòa giải có tác dụng sơ tiết, điều hòa khí cơ, tạng phủ dùng để chữa chứng cảm mạo thuộc kinh thiếu dương, chứng can tỳ bất hòa, bất hòa và bệnh sốt rét.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Thuốc hành khí và giáng khí được dùng để chữa các chứng bệnh khí trệ, khí uất, khí nghịch do khí trệ ở tỳ vị, can khí uất kết, vị khí nghịch, phế khí nghịch, co cứng các cơ gây ra.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Thuốc cố áp có tác dụng cầm mồ hôi, chữa di tinh, di niệu và cầm ỉa chảy, do các nguyên nhân khí hư, tỳ hư, thận hư gây ra. Các bài Thuốc cố sáp được tạo thành do các Thuốc cố sáp: cầm mồ hôi, cố tinh sáp niệu, cầm ỉa chảy với các Thuốc bổ khí, dương âm thanh nhiệt.
  • Các bài Thuốc chữa mụn nhọt viêm tấy gồm các vị Thuốc thanh, nhiệt giải độc, hoạt huyết, ôn thông khí huyết có tác dụng giải độc tiêu viêm, tán kết, trừ mủ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY