Bài thuốc dân gian hôm nay

Các bài Thuốc hòa giải

Các bài Thuốc hòa giải có tác dụng sơ tiết, điều hòa khí cơ, tạng phủ dùng để chữa chứng cảm mạo thuộc kinh thiếu dương, chứng can tỳ bất hòa, bất hòa và bệnh sốt rét.

Không dùng các bài Thuốc hòa giải để chữa chứng cảm mạo khi tà khí còn ở phần biểu hoặc đã ở phần lý của cơ thể. Không nên dùng các bài Thuốc này cho những người âm dương, khí huyết suy kém có các chứng hư hàn, tiêu hóa kém, mệt mỏi nhiều.

I. Bài Thuốc hòa giải thiếu dương

các bài Thuốc hòa giải thiếu dương được dùng để chữa chứng cảm mạo thuộc kinh thiếu dương: lúc sốt lúc rét (hàn nhiệt vãng lại), ngực sườn đầy tức, buồn nôn không muốn ăn, miệng đắng, khô miệng, mạch huyền.

Chữa cảm mạo ở kinh thái dương thuộc biểu thì dùng phương pháp giải biểu; ở kinh dương minh thuộc lý được dùng phương pháp thanh nhiệt tả hạ; ở kinh thiếu dương thuộc bán biểu bán lý thì dùng phương pháp hòa giải.


Bạch truật BÀI 1: TIỂU SÀI HỒ THANG

Sài hồ

12g

Bán hạ chế

12g

Hoàng cầm

8g

Gừng

8g

Đảng sâm

12g

Đại táo

4 quả

Cách dùng: sắc, ngày chia làm ba lần uống.

Tác dụng: hòa giải thiếu dương.

Ứng dụng lâm sàng:

Phân tích bài Thuốc: Sài hồ làm tà ở kinh thiếu dương thấu ra ngoài là quân; Hoàng cầm sơ tiết uất nhiệt ở kinh thiếu dương ra ngoài là thần; Đảng sâm, Cam thảo, Đại táo ích khí điều trung phù chính khu tà, Bán hạ, Gừng chữa nôn mửa, không muốn ăn là tá.

II. các bài Thuốc hòa giải can tỳ

các bài Thuốc hòa giải can tỳ chữa các chứng bệnh gây ra do can khí uất kết làm ảnh hưởng tới sự thăng giáng khí của tỳ vị: ngực sườn đầy tức, đau mạng sườn, ợ hơi, ợ chua, mạch huyền hoãn.

Các bài Thuốc được tạo thành do các vị Thuốc có tác dụng sơ can (Sài hồ, Bạch thược) và kiện tỳ (Bạch truất, Cam thảo...) là chủ yếu.

Bài- TỨ NGHỊCH THANG

Sài hồ, Trích Cam thảo, Chỉ thực, Bạch thược (thành phần bằng nhau)

Cách dùng: tán thành bột, mỗi lần uống 12 - 16g. Có thể dùng Thuốc sắc liều thích hợp.

Tác dụng: thấu giải uất nhiệt, điều hòa can tỳ.

Ứng dụng lâm sàng:

Phân tích bài Thuốc: Sài hồ sơ can giải uất, thông khí cơ làm dưỡng khí thoát ra ngoài là quân; Chỉ thực giúp cho Sài hồ thăng thanh giáng trọc để chữa khí trệ, Bạch thược hòa can chữa cơn đau bụng là thần; Cam thảo điều hòa trung khí, hòa hoãn cơn đau là tá và sứ.

Bài Thuốc khác: SÀI HỒ SƠ CAN THANG

Sài hồ

8g

Bạch thược

12g

Chỉ sác

8g

Trích cam thảo

4g

Xuyên khung

8g

Uất kim

8g

Tác dụng: sơ can hành khi, hoạt huyết chỉ thống để chữa cơn đau dạ dày, đau thần kinh liên sườn, sốt rét.

Bài: TIÊU GIAO TÁN

Sài hồ

40g

Bạch thược

40g

Dương quy

40g

Bạch truật

40g

Phục linh

40g

Trích cam thảo

20g

Cách dùng: các vị tán thành bột, uống mỗi lần 8g với nước gừng và bạc hà. Có thể dùng Thuốc sắc liều thích hợp.

Tác dụng: sơ can giải uất, kiện tỳ dưỡng huyết.

Ứng dụng lâm sàng:

Phân tích bài Thuốc: Sài hồ sơ can giải uất là quân; Đơn quy Bạch thược bổ huyết dưỡng can là thần; phục linh, Bạch truật, Cam thảo kiện tỳ bổ chung là tá; Gừng nướng giúp cho Bạch thược, Đương quy điều hòa khí huyết, Bạc hà giúp cho Sài hồ sơ can giải uất là sứ.

BÀI :THÔNG TẢ YẾU PHƯƠNG

Bạch truật

12g

Bạch thược

12g

Trần bì

8g

Phòng phong

8g

Cách dùng: Một ngày 2 thang chia hai lần uống.

Tác dụng: sơ can kiện tỳ, chữa đau bụng, cầm ỉa chảy.

Ứng dụng lâm sàng:

Phân tích bài Thuốc: Bạch truật kiện tỳ bổ chung là quân; Bạch thược sơ can hoãn cấp chữa đau bụng là thần; Trần bì lý khí hòa chung là tá; Phòng phong tán can thư tỳ là sứ.

III. các bài Thuốc hòa giải chữa sốt rét

Các bài Thuốc chữa sốt rét gồm hai loại bài Thuốc: các bài Thuốc trực tiếp chữa sốt rét, bài Thuốc nâng cao thể trạng tạo điều kiện cho cơ thể có thể trị được bệnh sốt rét kéo dài.

Bài 1 : BÀI Thuốc CHỮA SỐT RÉT

Cây Cam thìa

100g

Hạt cau

30g

Lá Thường sơn

100g

Miết giáp

20g

Thảo quả

80g

Vỏ chanh

30g

Hà thủ ô

50g

Cam thảo nam

30g

Cách dùng: tán thành bột, ngày uống 40g.

Phân tích bài Thuốc: Cam thìa, Thường sơn, Thảo quả, Hạt Cau: chữa sốt rét; Hà thủ ô, Cam thảo Nam: kiện tỳ, vỏ Chanh, Miết giáp chữa lách to (nhuyễn kiên).

Bài 2: ĐIỀU HÒA CƠ THỂ CHỮA SỐT RÉT

Sài hồ

10g

Trần bì

10g

Ý dĩ sao

10g

Bán hạ chế

10g

Mạch môn

10g

Chỉ sác

10g

Thanh hao

10g

Cam thảo nam

10g

Tri mẫu

20g

Hoàng cầm

10g

Sạ can

0,6g

Tô tử

10g

Hoàng đằng

10g

Cách dùng: sắc uống mỗi ngày một thang.

Tác dụng: hòa giải thiếu dương.

Ứng dụng lâm sàng: chữa sốt rét, chữa chứng âm mạo lúc sốt rét.

Phân tích bài Thuốc: Sài hồ sơ can điều khí; Thanh hao sơ can thanh nhiệt; Tri mẫn hạ sốt sinh tân dịch; Sạ can, Hoàng đằng thanh nhiệt giải độc. Ý dĩ kiện tỳ, Trần bì, Bán hạ lý khí trừ đàm; Chỉ thực lý khi tiêu thực; Cam thảo điều hòa vị Thuốc.

CÁC BÀI Thuốc KHÁC

Bài - THANH TỲ ÂM

Thanh bì

8g

Hậu phác

8g

Thảo quả

8g

Bạch truất

8g

Sài hò 8g

8g

Hoàng cầm

8g

Bán hạ chế

8g

Phục linh

15g

Cam thảo

4g

Sinh khương

3 lát

Cách dùng: sắc uống ngày một thang. Chữa sốt rét kéo dài.

Bài: THƯƠNG SƠN ẨM

Thường sơn

12g

Thảo quả

8g

Bình lặng

8g

Tri mẫu

8g

Bốc mẫu

8g

Gừng nướng

3 lát

Đại táo

3 quả

Ô mai

8g

Cách dùng: sắc uống ngày một thang trước khi lên cơn sốt rét 3 giờ.

Sưu tầm

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cac-bai-thuoc-hoa-giai-203.html)

Tin cùng nội dung

  • Suy dinh dưỡng trẻ em, Đông y gọi là cam tích. Nguyên nhân thường gặp là do trẻ ăn uống không điều độ, (cai sữa quá sớm, ăn nhiều chất ngọt hoặc béo quá, no hoặc đói thất thường), làm tỳ vị bị tổn thương, do chăm sóc không đúng cách, hoặc không phù hợp với các giai đoạn phát triển S*nh l* của trẻ nhỏ, làm nguyên khí hao tổn, tân dịch bị tổn thương.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Các bài Thuốc trừ phong dùng để chữa các chứng bệnh do nội phong và ngoại phong gây ra.
  • Thuốc tả hạ là những bài Thuốc có tác dụng làm thông đại tiện: bài trừ tích trệ ở trường vị, trừ thực nhiệt, trục thủy âm do tích trệ ở tỳ vị, thực nhiệt kẽ ở bên trong, ứ nước, hàn tích và táo bón gây ra bệnh.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Thuốc hành khí và giáng khí được dùng để chữa các chứng bệnh khí trệ, khí uất, khí nghịch do khí trệ ở tỳ vị, can khí uất kết, vị khí nghịch, phế khí nghịch, co cứng các cơ gây ra.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Thuốc cố áp có tác dụng cầm mồ hôi, chữa di tinh, di niệu và cầm ỉa chảy, do các nguyên nhân khí hư, tỳ hư, thận hư gây ra. Các bài Thuốc cố sáp được tạo thành do các Thuốc cố sáp: cầm mồ hôi, cố tinh sáp niệu, cầm ỉa chảy với các Thuốc bổ khí, dương âm thanh nhiệt.
  • I. Các bài Thuốc tân ôn giải biểu Các bài Thuốc tân ôn giải biểu có tác dụng phát tán phong hàn chữa các chứng bệnh gây do ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh, phát sốt, đầu, gáy cứng, đau chân tay, mình đau mỏi, miệng không khát, có mồ hôi hay không có mồ hôi rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phủ khẩn hay phù hoãn.
  • Các bài Thuốc chữa mụn nhọt viêm tấy gồm các vị Thuốc thanh, nhiệt giải độc, hoạt huyết, ôn thông khí huyết có tác dụng giải độc tiêu viêm, tán kết, trừ mủ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY